1.     Seo Onpage là gì? Các công việc của Seo Onpage.

Seo Onpage thực sự không dễ dàng như chúng ta nghĩ đâu các bạn. Khi mà Google liên tục cải tiến thuật toán thì quá trình làm Seo càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, kể cả các Seoer lâu năm cũng phải tốn một khoảng thời gian nhất định để cập nhật được nó.

Chính vì thế, yếu tố Seo onpage cho website là rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến việc từ khóa của bạn có xuất hiện thường xuyên trên Google hay không, và nó sẽ còn hiệu quả trong năm 2023 và các năm tới hay không là phụ thuộc vào nó cả đấy!

Trước tiên, bạn cần hiểu Seo Onpage là gì đã

SEO Onpage (SEO trên trang) liên quan đến một tập hợp các phương pháp tối ưu hóa trang web được áp dụng để cải thiện thứ hạng của chúng trên trong kết quả của công cụ tìm kiếm.

the_nao_la_seo_onpage_web7b

Thế nào là SEO Onpage?

Đây là công việc mà bạn bắt buộc phải làm nếu như muốn kiểm soát 100% kết quả từ khóa của mình trên các công cụ tìm kiếm.

Thực ra hướng dẫn các công việc khi SEO Onpage thì mình đã hướng dẫn ở một bài viết trước đây rồi, nếu như bạn muốn xem lại thì có thể click vào đường dẫn này.

Còn trong bài viết này, mình cũng muốn nhắc lại nhưng với một xu hướng mới hơn khi mà Google vừa cập nhật các thuật toán mới.

Vậy, Seo Onpage gồm các công việc như thế nào?

Không để bạn đợi lâu nữa, ngay dưới đây mình xin gợi ý các công việc mà bạn phải làm khi Seo onpage trong năm 2023 và có tác dụng trong một vài năm tới luôn.

1. Tối ưu Readability

Hẳn các bạn mới làm Seo thì chắc chưa biết đến thuật ngữ này đâu nhỉ? Vâng, Readability là thuật ngữ chỉ khả năng độc giả có thể thu thập thông tin trên bài viết của bạn. Trong đó có 4 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nó đó là:

  1. Bounce Rate
  2. Dwell on time (thời gian đọc bài viết)
  3. Conversion (tỉ lệ chuyển đổi)
  4. Feature Snippets.

Readability là một yếu tố rất quan trọng nên mình đưa nó lên công việc đầu tiên mà bạn cần phải tối ưu, công việc này có thể được đánh giá là quan trọng nhất và vẫn còn rất ít người biết. Do vậy nếu bạn đọc được bài viết này của mình thì khá may mắn đấy, và đọc xong thì thực hành ngay kẻo quên nhé!

Nhưng, vì sao Readability lại có sức ảnh hưởng lớn đến vậy có bạn có biết không?

Bởi vì, nếu công việc tối ưu Readability của bạn tốt sẽ giúp cho website của bạn được người dùng dễ dàng thu thập thông tin (mà đây chính là yếu tố quan trọng trong các đợt cập nhật mới của Google và đã trở thành xu hướng bắt buộc của mọi website), dẫn đến việc người dùng ở lại website của bạn lâu hơn vì nó là bổ ích.

Nếu bạn biết cách tối ưu liên kết nội bộ nữa thì việc tăng tỉ lệ khách ở lại website của bạn rất cao, cùng với đó tỷ lệ thoát sẽ giảm đi. Vậy thì bạn thấy nó rất là "lợi hại" chưa?

Vậy công việc cần phải làm để tối ưu Readability là gì?

1. Xây dựng bộ từ khóa website thật hiệu quả

2. Thông tin phải thật chính xác để hướng tới nội dung mà người dùng cần đọc.

3. Tối ưu Readability: Đối với website làm bằng Wordpress thì bạn cài đặt Plugin Yoast SEO và bật Readability lên làm theo hướng dẫn cho tới khi nó chuyển sang màu cam là được nhé (màu xanh thì càng tốt nha), hình minh họa ở dưới:

toi_uu_readability_web7b

Tối ưu readability seo onpage trên Wordpress bằng Yoast Seo

Còn đối với các website khác cũng tương tự, nhưng bạn cần chỉnh trong Source code giống như trên wordpress vậy nhé.

2. Chèn từ khóa vào tiêu đề bài viết

Công việc tối ưu SEO onpage tiếp theo, đó là nghiên cứu chủ đề và đặt tiêu đề cho bài viết một cách khoa học, và không quên là phải chứa từ khóa của bạn vào đó nhé.

Bạn có thể đặt tiêu đề tùy ý theo cảm nghĩ của bạn, nhưng phải chứa từ khóa và làm sao để người dùng nhìn vào thì có thể tưởng tượng được nội dung mà họ cần đọc nhé.

Lời khuyên: Bạn nên thử gõ từ khóa của mình lên Google và tìm kiếm, xem các tiêu đề mà đối thủ đã đặt là gì, sau đó bạn đặt khác đi chứ đừng trùng với bất kỳ nội dung nào có trước đó.

3. Tối ưu đường dẫn (URL) website

Nếu bạn là một Seoer nhưng không phải là dân lập trình thì mặc định là đơn vị thiết kế web cho bạn sẽ tối ưu URL theo cách của họ.

Nhưng suy cho cùng để một website onpage tốt thì URL của bạn càng ngắn càng tốt nhưng phải chứa từ khóa Seo trong đó nữa. Gợi ý cho một URL thân thiện:

  • Ngắn gọn
  • Liên quan tới nội dung bài viết (ý là phải chứa từ khóa SEO nhé)
  • Từ khóa dài thường dễ SEO hơn nhưng phải cân đối với lượng người tìm kiếm nữa (không nên quá ít người tìm kiếm cho từ khóa đó).

4. Chứa từ khóa vào trong các thẻ Heading (H1, H2... H6)

Thường tiêu đề chính mình đặt trong cặp thẻ H1, các tiêu đề phụ đặt trong các cặp thẻ H2 đến H6 tùy vào nội dung của bạn có chia ra thêm tiêu đề phụ cấp nhỏ hơn hay không. Như trong bài viết này của mình thì chỉ tới H4 thôi nhé.

tu khoa seo trong the heading

Từ khóa nằm trong các cặp thẻ Heading từ H1-H6

Tác dụng của việc đưa từ khóa vào trong các cặp thẻ Heading:

Giúp Google hiểu nội dung của bạn đang viết là gì, cũng giống như nội dung bạn muốn nhấn mạnh trong bài viết đó để chú ý tới người dùng vậy. Từ đó Google sẽ đề xuất các website có nội dung mà người dùng muốn tìm kiếm => có phải là từ khóa của bạn được xuất hiện không?

Hơn nữa, Google là fan hâm mộ của sự liên quan: Có nghĩa là khi bạn tối ưu tốt từ khóa trong các thẻ Heading, tạo được sự đa dạng và liên quan giữa các sự việc với nhau, từ đó người dùng sẽ tìm kiếm được rất nhiều thông tin bổ ích ở xuyên suốt website của bạn. Vậy mà Google không xếp hạng bài viết của bạn lên TOP thì mới là lạ đó.

5. Internal Link và Outbound link

Có thể hiểu đại lý là liên kết trong nội bộ website và các liên kết ngoài website.

Internal link (liên kết nội bộ): giúp website của bạn được sắp xếp nội dung một cách khoa học, giúp cho Bot của Google có thể "khám phá" nội dung website của bạn một cách có trình tự, từ đó dễ dàng index trang web của bạn lên bộ máy tìm kiếm của nó.

Ngoài ra liên kết nội bộ giúp các bài viết trong website của bạn liên kết với nhau, nếu làm tốt nhất có thể thì tất cả các từ khóa của trang web sẽ đều lên TOP bền vững.

Còn Outbound link (liên kết bên ngoài) thì sao? Vâng, theo mình nghĩ thì nó cũng không mấy quan trọng nên bạn có thể không cần cũng được. Tuy nhiên để tăng thêm mức độ uy tín (độ TRUST) cho website thì bạn nên có những liên kết đến các trang web cùng lĩnh vực, hoặc các liên kết mạng xã hội.

Vậy tối ưu liên kết nội bộ, sử dụng liên kết ngoài sao cho hợp lý thì sao?

Cái này chắc hẹn bạn lần sau nhé, vì bài viết này cũng hơi dài rồi nên hẹn bạn trong một dịp khác mình sẽ hướng dẫn chi tiết hơn về bước này. Vì tối ưu liên kết nội bộ liên sẽ liên quan tới việc xây dựng bộ từ khóa và cấu trúc website chuẩn SEO nữa, nên "nợ" bạn trong bài viết kế tiếp nhé.

6. Các công việc khác để tối ưu SEO Onpage

Đến đây mình không giải thích riêng cho từng công việc nữa, vì ở dưới đây đều là các công việc tương đối dễ hiểu, với lại bạn có thể tự tìm kiếm được rất nhiều bài viết hướng dẫn ở trên mạng.

- Tối ưu hình ảnh (xem cách tối ưu hình ảnh ở bài viết khác của mình)

- Cải thiện tốc độ load trang web

- Website thân thiện, xem tốt trên mọi thiết bị và trình duyệt khác nhau (web responsive), nếu muốn tốt hơn nữa thì nên xây dựng website AMP theo đề xuất của Google.

- Nội dung phải thật hữu ích cho người dùng (cái này thực ra nó đã nằm ở công việc tối ưu Readability rồi bạn nhé).

Tham khảo thêm: cách viết bài chuẩn SEO để dễ lên TOP

- Share website của bạn rộng rãi trên các mạng xã hội: Facebook, Twitter, Pinterest, Google+, Instagram... để tăng traffic.

- Chuyển hướng http sang https: bước này không quan trọng lắm nhưng để tối ưu Onpage tuyệt đối thì bạn nên làm, vì một số trình duyệt hiện nay phát hiện website không sử dụng https sẽ cảnh báo nguy hiểm khiến người dùng hiểu lầm trang web của bạn chứa nội dung xấu đấy.

- Thêm các công cụ Google Analytics, Google webmaster tool,...

2.     Các tiêu chí về tên miền. Cách lựa chọn tên miền tối ưu cho Seo.

Tên miền là một trong hai yếu tố quan trọng nhất để website có thể hoạt động được trên môi trường Internet. Do đó, khi xây dựng website, ai cũng muốn lựa chọn được tên miền hay, đẹp, chuẩn SEO và phù hợp với mục đích sử dụng. Tìm hiểu về tên miền website là gì và các tiêu chí lựa chọn tên miền chuẩn sẽ giúp bạn sở hữu được tên miền ưng ý. 
1. Tên miền website là gì?
Tên miền website (Domain) đóng vai trò là một địa chỉ (IP) tĩnh, cố định và duy nhất trên Internet để xác định và truy cập vào một website hoặc tài nguyên trực tuyến nào đó. Hay nói đơn giản, tên miền website chính là một địa chỉ của một trang web mà người dùng cần nhập vào thanh URL của trình duyệt để truy cập được vào trang web đó.

Ví dụ: HostingViet có website với tên miền: hostingviet.vn. Khi muốn truy cập vào website của HostingViet, người dùng chỉ cần vào trình duyệt Chrome hoặc CocCoc, Bing,.. và gõ:  “hostingviet.vn” >> Nhấn Enter là có thể truy cập được vào trang web của HostingViet.
Địa chỉ tên miền của website HostingViet
Cấu trúc của tên miền website thường có 2 phần chính, đó là: tên miền (domain name) và phần mở rộng (domain extension). 
+ Phần tên miền: Là tên duy nhất và phản ánh nội dung của thương hiệu, doanh nghiệp, công ty. Ví dụ: “hostingviet".
+  Phần mở rộng: Là phần được thêm vào sau phần tên miền và thường chỉ định loại domain hoặc quốc gia. Ví dụ: “.vn” dành  cho các trang web tại Việt Nam, .”us” dành có các trang web tại Mỹ hoặc “.com” dành cho các trang web thương mại, .”edu” dành cho các trang web giáo dục,.... 
2. Phân loại tên miền website
Khi đã biết tên miền website là gì? Hãy cùng HostingViet tìm hiểu các loại tên miền đang hoạt động và sử dụng phổ biến hiện nay nhé!
Có nhiều cách phân loại tên miền khác nhau, tuy nhiên, dựa vào các cấp độ tên miền thì chúng ta có thể phân chia thành 06 loại tên miền khác nhau.
TLD là từ viết tắt Top Level Domain - đây là tên miền cấp cao nhất có phần mở rộng sau dấu chấm cuối của  phần tên miền thuộc cấp đầu tiên của hệ thống Internet. Một số TLD phổ biến trên toàn thế giới phải kể đến như: 
.com: Dành cho cho các công ty, tổ chức hoạt động thương mại.
.net: Dành cho các công ty về công nghệ thông tin, nhà cung cấp dịch vụ Internet, công ty kinh doanh website và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực có liên quan đến hạ tầng Internet.
.edu: Dành cho các tổ chức/cơ sở đào tạo giáo dục.
.org: Dành cho các tổ chức phi lợi nhuận hoặc không phi lợi nhuận.
.info: Dành cho lĩnh vực thông tin,...
Tên miền cao cấp nhất
Internet Assigned Numbers Authority (IANA) là tổ chức quản lý tất cả các danh sách TLD hiện nay. Ngoài ra, IANA còn quản lý danh sách của ccTLDs - tên miền cấp cao nhất của quốc gia và gTLDs - tên miền cấp cao chung.
ccTLD là một trong những TLD dùng để xác định một tên quốc gia cụ thể và là tên miền cao cấp nhất của quốc gia. Một số tên miền quốc gia có thể kể đến như:
.vn: Việt Nam
.jp: Nhật Bản
.de: Đức
.us: Hoa Kỳ
.uk: Anh 
.in: Ấn Độ
.cn: Trung Quốc,....
Tên miền quốc gia Việt Nam ".vn"
ccTLD được nhiều công ty thương mại ưa chuộng, đặc biệt là với những công ty có tệp khách hàng riêng ở từng quốc gia. Đặc biệt, đặt tên miền website theo tên miền quốc gia cũng là dấu hiệu để khách hàng nhận biết được mình đã truy cập đúng địa chỉ.
gTLDs là tên miền cấp cao chung và được biết đến là một trong những top level quan trọng của tên miền. Loại tên miền này không phụ thuộc vào mã quốc gia và được sử dụng phổ biến hiện nay. Thông thường, gTLDs sẽ được sử dụng cho những mục đích cụ thể. Ví dụ:
- .edu: Dành cho các tổ chức/cơ sở đào tạo giáo dục.
.post: Dành cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực chuyển phát nhanh.
.jobs: Dành cho các công ty/tổ chức về pháp luật.
.int: Dành cho các tổ chức quốc tế có mục đích liên quan đến hiệp ước.
Tên miền cao cấp nhất sTLD là tiên miền cấp cao được tài trợ và bị giới hạn sử dụng. sTLD bao gồm các đuôi tên miền của chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức giáo dục, bảo tàng, dịch vụ,....
Một số ví dụ về tên miền cao cấp nhất được tài trợ có thể kể đến như:
.gov: Dành riêng cho các cơ quan, tổ chính của chính phủ.
.edu: Dành cho tổ chức/cơ sở đào tạo giáo dục.
.mill: Dành cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ và các thành viên con hoặc các tổ chức có liên quan.
- .coop: Dành cho các tổ chức hợp tác.
Tên miền cao cấp iTLD là tên miền đại diện cho ARPA và chỉ dành riêng cho ICANN dùng để giải quyết các vấn đề về cơ sở hạ tầng internet. Tên miền iTLD được viết dưới dạng: .arpa. 
uLTD là tên miền cao cấp nhất không được tài trợ hoặc quản lý bởi bất kỳ một tổ chức nào có liên quan đến ngành nghề/lĩnh vực hoặc chủ đề cụ thể. Một số tên miền cao cấp không được tài trợ có thể kể đến như:
.biz: Dành cho công ty/doanh nghiệp/tổ chức kinh doanh mọi ngành nghề, lĩnh vực.
.info: Dành cho lĩnh vực thông tin nói chung.
.pro: Dành cho các công ty/doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp.
.name: Dành cho các trang cá nhân.
3. 07 tiêu chí lựa chọn tên miền website 
Nếu bạn đang có ý tưởng xây dựng trang web nhưng chưa biết đặt tên miền website là gì cho phù hợp và chuẩn SEO thì hãy tham khảo 07 tiêu chí dưới đây nhé!
Tiêu chí đầu tiên khi đặt tên miền bạn cần lưu ý đó chính là sự ngắn gọn và dễ ghi nhớ. Tên miền càng ngắn thì khách hàng càng dễ ghi nhớ và dễ dàng tìm kiếm trên Internet.
Đặt tên miền là tên thương hiệu cũng là cách nhiều công ty, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng để quảng bá thương hiệu, dịch vụ/sản phẩm tốt hơn đến khách hàng. Ví dụ: Website của HostingViet có tên miền là: hostingviet.vn. 
Nếu đặt tên miền là từ khóa chính thì website của bạn sẽ có nhiều cơ hội đứng ở các vị trí top đầu của Google, Bing, Yahoo,... Nhiều khi bạn chỉ cần tối ưu Onpage là website của bạn có thể dễ dàng có được vị trí top đầu trên các công cụ tìm kiếm. Do đó, hãy lưu ý đến tiêu chí này khi đặt tên miền website nhé!
Tuyệt đối không đặt tên miền có chứa các ký tự đặc biệt như số, dấu “-”, “+”, “@”... vì như vậy sẽ khiến người dùng khó nhớ tên. Đặc biệt, khi muốn tra cứu website trên Internet thì người dùng rất dễ gõ sai địa chỉ.
Đa số các tên miền website hiện nay đều không có dấu. Do đó, bạn cần đặt tên miền sao cho thật dễ phát âm, tránh đặt tên miền có chứa từ địa phương.
Một lưu ý đặc biệt quan trọng khi đặt tên miền website đó là tên miền phải là duy nhất - không bị trùng lặp hoặc dễ gây nhầm lẫn đến thương hiệu khác. Bạn nên kiểm tra tên miền trước khi quyết định đăng ký để tránh trùng lặp và xảy ra những tranh chấp không đáng có.
>> Bạn có thể kiểm tra tên miền nhanh chóng, chính xác tại đây.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng website mà bạn lựa chọn đuôi tên miền phù hợp. Nếu sử dụng website với mục đích thương mại thì có thể lựa chọn tên miền .com, .com.vn, .vn,... Hay sử dụng website để chia sẻ thông tin thì có thể chọn đuôi tên miền .info, .name,...
Lựa chọn đuôi tên miền phù hợp với nhu cầu sử dụng

2.1. TLD (Top Level Domain)
2.2. ccTLD (Country Code Top Level Domain)
2.3. gTLDs (Generic Level Domain)
2.4. sTLD (Sponsored Top Level Domain)
2.5. iTLD (Infrastructure Top Level Domain)
2.6. uTLD (Unsponsored Top Level Domain)

Đặt tên miền ngắn gọn, dễ nhớ
Tên miền gắn liền với thương hiệu
Chứa từ khóa quan trọng 
Không chứa ký tự đặc biệt
Dễ phát âm
Không trùng lặp, dễ gây nhầm lẫn hoặc tranh chấp
Tên miền có đuôi phù hợp

3.Domain Authority là gì? Phương pháp tăng chỉ số Domain Authority

Domain Authority là một thuật ngữ quen thuộc trong cộng đồng SEO, tuy nhiên vẫn còn rất mới mẻ với nhiều người. Đây là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá chất lượng Website và ảnh hưởng đến cả quá trình SEO của bạn. Vậy Domain Authority là gì? Làm thế nào để đánh giá Domain Authority của Website? Bài viết sau đây  sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

1. Domain Authority là gì?

Domain Authority thường được viết tắt là DA, dùng để dự đoán khả năng xếp hạng của trang Web.

Chỉ số này được phát triển bởi Moz, dao động trong khoảng từ 0 – 100. Trang Web có điểm càng cao sẽ có thứ hạng càng cao.

Các trang Web cùng lĩnh vực có thể dùng chỉ số này để so sánh với nhau. Do đó, có thể xem Domain Authority là một trong những chỉ số đo lường khả năng cạnh tranh giữa các trang Web. Ngoài ra, người quản lý Website cũng có thể theo dõi chỉ số này để đánh giá quá trình tối ưu trang Web.


domain authority la gi
Domain Authority dùng để dự đoán khả năng xếp hạng của trang Web

Xem thêm: [Bật Mí] – Website Là Gì | Tổng Hợp Toàn Bộ Kiến Thức Website A-Z

2. Hướng dẫn cách kiểm tra/check Domain Authority nhanh

Khi đã hiểu Domain Authority là gì? Chắc hẳn bạn sẽ muốn biết cách để kiểm tra chất lượng Domain Authority cho Website của bạn. Để thực hiện điều này, bạn có rất nhiều công cụ hỗ trợ miễn phí, ví dụ như: Link Explorer, SERP Analysis, MozBar,…

Để thuận tiện hơn cho người dùng, chỉ số Domain Authority cũng đã được tích hợp vào một số công cụ khác như Moz Pro Campaigns và AIP. Chỉ số này còn được thống kê trên rất nhiều công cụ tìm kiếm khác nhau. Điều này cho phép bạn có cái nhìn tổng quát nhất về Website của mình.

3. Hướng dẫn cách tính điểm Domain Authority chính xác

Vậy những yếu tố sẽ ảnh hưởng Domain Authority là gì? Điểm Domain Authority được đánh giá dựa trên tổng số các liên kết và liên kết các Roots Domain. Các liên kết của Website càng chất lượng thì điểm sẽ càng cao. Thông thường, các trang có lượng liên kết cực lớn như Wikipedia hay Google.com sẽ luôn đứng Top đầu. Những doanh nghiệp nhỏ có ít liên kết sẽ có điểm Domain Authority thấp hơn đáng kể.

Để đạt mức 20 đến 30 điểm sẽ khá đơn giản nhưng nếu bạn muốn tăng Domain Authority từ 70 điểm trở lên thì cần áp dụng nhiều kỹ thuật chuyên môn. 

domain authority la gi
Điểm Domain Authority được đánh giá dựa trên tổng số các liên kết.

4. Bao nhiêu điểm Domain Authority thì được xem là tốt?

Bản chất Domain Authority là một công cụ so sánh nên không thể xác định rõ ràng điểm bao nhiêu là tốt và bao nhiêu là xấu. Do đó, tốt nhất là bạn nên so sánh Domain Authority của bạn với các đối thủ cùng ngành. Điều bạn cần thực hiện là vượt qua DA của đối thủ. Nhờ vào thống kê này bạn cũng biết được điểm DA phù hợp trong lĩnh vực của bạn là bao nhiêu để từng bước cải thiện Website.

5. So sánh sự khác nhau giữa Domain Authority và Page Authority

Khi tìm hiểu về Domain Authority là gì, bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn với thuật ngữ Page Authority. Mặc dù đều hỗ trợ cho việc tối ưu Website nhưng 2 thuật ngữ này hoàn toàn khác nhau. Theo đó:

  • Domain Authority: được dùng để phỏng đoán thứ hạng của toàn bộ Domain
  • Page Authority: là công cụ đo lường sức mạnh của một trang trong toàn bộ Website
domain authority la gi
So sánh Domain Authority và Page Authority

6. 10 Cách tối ưu và tăng điểm Domain Authority hiệu quả, chất lượng

Như đã đề cập phía trên, để có được điểm Domain Authority cao, bạn cần áp dụng các yếu tố kỹ thuật. Để hỗ trợ bạn, VinaHost sẽ giới thiệu 10 cách tối ưu Website giúp bạn cải thiện điểm DA trong thời gian ngắn nhất.

6.1. Lựa chọn tên miền chất lượng

Tên miền là yếu tố đầu tiên bạn cần quan tâm vì nó đóng vai trò quan trọng trong điểm DA của trang Web. Những yếu tố bạn cần lưu ý khi lựa chọn tên miền có thể kể đến như:

  • Tên Domain phải phù hợp với chủ đề mà trang Web đang đề cập.
  • Tên miền phải ngắn gọn, đơn giản và dễ nhớ

Nếu đã có sẵn Domain thì bạn cần thường xuyên kiểm tra về thời gian hoạt động và gia hạn kịp thời, tránh việc gián đoạn trong quá trình sử dụng tên miền.

Lưu ý rằng tên miền càng được sử dụng lâu thì càng được đánh giá cao vì có độ uy tín. 

Xem thêm: [TOP] 13+ Cách chọn tên miền chuẩn SEO cho Website 2023

6.2. Xuất bản và tối ưu hóa nội dung liên tục, chất lượng

Việc cập nhật nội dung liên tục là điều cơ bản cần thực hiện trong quá trình xây dựng Website. Trong quá trình tối ưu bài viết, ngoài chất lượng nội dung, bạn cần đặc biệt lưu ý các liên kết nội và liên kết ngoại. Điểm Domain Authority sẽ được đánh giá dựa trên các liên kết này. Do đó, bạn cần giữ cho tất cả liên kết có liên quan tới nội dung bài viết và đem lại giá trị cho người dùng.

Nội dung càng tốt thì càng có nhiều trang Web khác liên kết với bài viết của bạn. Đây cũng là một nguồn liên kết chất lượng giúp bạn tăng điểm Domain Authority.

Trong thiết kế giao diện Website, bạn cũng có thể tạo thanh bên (Sidebar) để để đặt Link của các bài viết mới. Điều này giúp người dùng dễ theo dõi và đem lại đánh giá tích cực cho Website.

domain authority la gi
Xuất bản và tối ưu hóa nội dung liên tục

Xem thêm: [FREE] Bật Mí 16 Công Cụ Lập Kế Hoạch Từ Khóa Tốt Nhất

6.3. Tối ưu hóa On-Page cho Website

Chất lượng On-Page của Website không chỉ tác động đến điểm Domain Authority mà còn ảnh hưởng đến cả quá trình SEO. Vì thế, bạn cần đảm bảo tối ưu tất cả code của Website, bao gồm các thẻ tiêu đề, heading, mục lục bài viết, hình ảnh trên trang Web,… Website càng được tối ưu Onpage thì trải nghiệm người dùng càng tích cực, tăng thời gian người dùng lưu lại trên trang Web và đọc thêm các bài viết mới.

Xem thêm: Content Pillar là gì? Lợi ích & 6 bước triển khai Content Pillar

6.4. Tạo nội dung Link liên kết tốt

Những liên kết chất lượng sẽ tăng lượng traffic cho bài viết. Lưu ý rằng bạn không nên chỉ tập trung vào số lượng Link liên kết mà quên đi mức độ liên quan của các liên kết.

Để làm được điều này, bạn cần tạo nội dung dài, có tính bao quát cao và có chiều sâu. Từ một bài viết bao quát, bạn có thể phát triển thêm nhiều bài viết chi tiết khác nhằm đáp ứng nhu cầu người đọc và tạo hệ thống Link liên kết chất lượng.

domain authority la gi
Tạo nội dung Link liên kết tốt

Để xác định được những bài viết liên quan, bạn cần sự hỗ trợ của của các công cụ nghiên cứu từ khóa như Keyword Tool hay Keyword Planner. Theo đó, bạn chỉ cần nhập từ khóa chính, ví dụ như: Domain Authority thì công cụ sẽ hiện những keyword liên quan (Related Keywords) như: Domain Authority là gì, cách tính Domain Authority, công cụ đo lường Domain Authority,….

Điều này sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng bài viết, củng cố mức độ liên quan của các Link liên kết. Nhờ đó, công cụ tìm kiếm cũng dễ dàng hơn trong việc lập chỉ mục trang Web của bạn. Đứng trên góc độ người dùng, liên kết nội tạo nên sự tiện lợi cho người đọc, giúp giữ chân người xem và tăng trải nghiệm tích cực. Từ đó, giúp trang Web cải thiện điểm Domain Authority.

Ngoài việc xây dựng liên kết nội, bạn cũng nên xây dựng thêm hệ thống liên kết ngoại để dẫn đến các trang Web có uy tín, ví dụ như trích nguồn nếu bài viết của bạn có liên quan đến những khái niệm học thuật nhằm tăng độ tin cậy cho Website.

6.5. Lọc và loại bỏ những liên kết xấu, kém chất lượng

Ngoài việc xây dựng liên kết nội, bạn còn cần thường xuyên kiểm tra các liên kết từ những trang Web khác đang dẫn đến Website của bạn. Những liên kết độc hại sẽ tác động không tốt lên Website của bạn, khiến điểm Domain Authority bị giảm đi nhanh chóng.

Do đó, bạn cần kiểm tra và xóa chúng khỏi trang. Với công cụ Link Manager, bạn có thể dễ dàng loại bỏ nhiều liên kết độc hại cùng lúc, tiết kiệm đáng kể thời gian trong quá trình tối ưu Website.

6.6. Tối ưu Website thân thiện trên thiết bị di động 

Các thiết bị di động đang ngày càng được sử dụng phổ biến. Người dùng có xu hướng tìm kiếm thông tin và truy cập Website bằng thiết bị di động. Do đó, nếu muốn tăng điểm Domain Authority, bạn cần tối ưu giao diện trang Web trên di động. Khi giao diện trên di động không được tối ưu thì Website sẽ mất đi một lượng truy cập lớn.

Để kiểm tra độ thân thiện của trang trên di động, bạn có thể sử dụng công cụ Mobile-Friendly Test của Google Developers. Sau khi nhập địa chỉ trang Web, công cụ sẽ tiến hành kiểm tra và đưa ra kết quả ngay lập tức. Những lỗi thường gặp của giao diện Website trên điện thoại có thể kể đến như lỗi Layout, Font chữ hay thời gian truy cập quá lâu.

domain authority la gi
Tối ưu Website thân thiện trên thiết bị di động

6.7. Tăng tốc độ tải trang 

Người dùng sẽ không chờ đợi những trang Web có tốc độ chậm nên dẫn đến tỷ lệ thoát trang cao. Có rất nhiều công cụ giúp bạn kiểm tra tốc độ tải trang, ví dụ như PageSpeed – một công cụ được tạo ra bởi Google. Ngoài việc cho kết quả, công cụ còn đưa ra giải pháp hữu hiệu để cải thiện. Việc khắc phục sớm tốc độ tải trang sẽ giúp bạn cải thiện điểm Domain Authority nhờ nâng cao khả năng người dùng lưu lại và tiếp tục đọc các bài viết trên trang Web.

Xem thêm: Google Pagespeed Insights là gì | 10 cách tối ưu PSI đạt [90-99]

6.8. Tạo nội dung thu hút để nâng cao danh tiếng

Danh tiếng của Website sẽ giúp thúc đẩy người dùng truy cập vào trang, từ đó nâng cao điểm Domain Authority. Để làm được điều này, bạn cần tập trung tạo ra những nội dung có giá trị. Nếu Website của bạn có độ tin cậy cao trong một lĩnh vực nhất định thì người dùng sẽ tự tìm đến khi có nhu cầu tìm hiểu thông tin. Trong bước đầu xây dựng danh tiếng của Website, bạn có thể quảng bá thông tin Website trên các trang mạng xã hội để thu hút người dùng.

Xem thêm: Từ khóa là gì | Phân loại & Chọn từ khóa SEO lên TOP 1

6.9. Quảng bá nội dung thông qua các trang MXH

Mạng xã hội là một phương tiện hữu ích trong việc tạo sự thu hút cho Website của mình. Khi nhiều người truy cập và có trải nghiệm tốt về Website thì giá trị thương hiệu cũng tăng lên đáng kể. Việc này giúp Website của bạn thu hút liên kết từ bên ngoài tới, giúp tăng điểm Domain Authority. Mạng xã hội cũng là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến các xếp hạng tìm kiếm.

Một số kênh phổ biến mà bạn có thể cân nhắc như: Facebook, Youtube, Instagram, LinkedIn,… Khi thiết kế giao diện Website, bạn cũng có thể thêm nút chia sẻ lên các mạng xã hội. Nếu thông tin hữu ích, người dùng có thể dễ dàng chia sẻ lên mạng xã hội. Nhờ đó, Website của bạn sẽ có nhiều người biết đến hơn.

domain authority la gi
Quảng bá nội dung thông qua các trang MXH

Xem thêm: [Tìm Hiểu] Pinterest là gì? | Cách sử dụng trên Điện thoại & Máy tính

6.10. Cần kiên nhẫn để tên miền của bạn có thời gian phát triển

Bước cuối cùng trong việc cải thiện điểm Domain Authority là gì? Đó chính là liên tục tối ưu và kiên nhẫn để Website của có thời gian phát triển. Vì xây dựng Website là công việc dài hạn nên bạn đừng quá nôn nóng và áp lực. Nếu điểm DA của bạn thấp thì cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần bạn kiên trì tối ưu Website và đem đến cho người dùng những nội dung giá trị thì điểm DA của bạn sẽ dần cải thiện.

4.      Kỹ thuật viết tiêu đề, mô tả cho website.

Cách viết thẻ tiêu đề chuẩn SEO cho website

Bây giờ, mình sẽ cho bạn 1 số kinh nghiệm về cách viết thẻ tiêu đề.

Không quá ngắn cũng không quá dài

Bạn hãy để ý các trang web lên top Google, sẽ rất ít khi bạn thấy những trang có tiêu đề ngắn, và việc đặt tiêu đề ngắn cũng không phát huy hết sức mạnh.

Ngoài từ khóa cần SEO, bạn nên cho thêm 1 số từ bao trùm nội dung của trang web hoặc tính từ mời gọi.

Tiêu đề cũng không nên quá dài, khoảng dưới 70 ký tự (khuyên dùng 50-60 ký tự), vì nếu dài hơn thì khi hiển thị kết quả lên Google, những từ phía sau sẽ không hiển thị được, sẽ xuất hiện dấu ba chấm (…) ở phía sau.cach-viet-the-tieu-de-chuan-seo-2Sử dụng từ khóa trong tiêu đề

Thẻ tiêu đề là 1 yếu tố khá quan trọng khi SEO onpage, nếu không có từ khóa ở tiêu đề thì bạn gần như là đang bỏ lỡ 1 điều rất to lớn khi SEO.

Có thể Google vẫn hiểu được nội dung của bạn, nhưng những người tìm kiếm, họ có hành vi click vào những kết quả có chứa từ khóa trong tiêu đề, hoặc ít nhất là từ/cụm từ đồng nghĩa.

Với sức mạnh của tối ưu onpage hiện tại đối với kết quả SEO, mỗi khi nghiên cứu từ khóa, đặc biệt khi làm SEO cho website global. Khi check những từ có độ cạnh tranh cao và search volume lớn, thấy khoảng 6/10 kết quả tối ưu tốt từ khóa chính cho tiêu đề thì mình thường không cố đâm đầu vào SEO cho từ khóa đó nữa.

Hãy nhớ luôn ưu tiên viết tiêu đề có chứa từ khóa chính, bắt đầu tiêu đề bằng từ khóa chính luôn càng tốt nhưng không bắt buộc. Vì bạn cần phải viết tiêu đề trông cho tự nhiên, có ý nghĩa, chứ không phải cố nhồi nhét vị trí cho từ khóa chính.

cach-viet-the-tieu-de-chuan-seo-3

Lưu ý là chỉ sử dụng từ khóa 1 lần, không spam từ khóa trong thẻ tiêu đề.

Không trùng nhau trên từng trang.

Với mỗi nội dung, mỗi bài viết bạn cần SEO thì hãy tập trung chất lượng vào 1 bài viết ở 1 page/post chứ không phân ra nhiều trang với nhiều tiêu đề cùng SEO 1 từ khóa.

Google luôn xem trọng chất lượng hơn số lương, nếu bạn định chia ra làm 3 bài viết, mỗi bài 1000 từ thì nên tập trung nó vào 1 bài viết 3000 từ, hoặc xu hướng hơn nữa là 1 bài viết ~2000 từ, còn lại dành cho video.

Và cứ mỗi nội dung sinh ra nhằm SEO cho 1 từ khóa nào đó, chỉ nên có 1 thẻ tiêu đề duy nhất.

Nội dung tiêu đề mang tính mời gọi

Khi trang web bạn hiện lên kết quả tìm kiếm thì người dùng sẽ thấy được thẻ tiêu đề, đường link và thẻ mô tả.

Người dùng sẽ lướt qua tiêu đề đầu tiên để xem có đúng nội dung họ tìm kiếm hay không, vì vậy bạn hãy tận dụng lợi thế này để viết những tiêu đề mang tính mời gọi nhưng “không giật tit”, không nói quá.

Hãy nghĩ ra 1 tiêu đề phù hợp với các điều kiện ở trên nhưng lại mang tính kích thích người dùng click vào.

Thêm tên thương hiệu website vào cuối tiêu đề

Nếu bạn đang làm 1 tên thương hiệu riêng, muốn nó lớn mạnh, và bạn muốn người dùng nhớ tới thương hiệu của bạn thì bạn nên chèn thêm tên thương hiệu vào cuối tiêu đề. Rất nhiều công ty SEO nổi tiếng đã khuyến nghị điều này.

Hiện tại, mình cũng hiếm khi thấy blog nào không để tagline là tên thương hiệu của blog. Như hình ví dụ dưới đây, các kết quả đều để tagline là tên thương hiệu website ngay cuối tiêu đề.

cach-viet-the-tieu-de-chuan-seo-4

Cách viết thẻ mô tả chuẩn SEO

Bạn có thể viết & tối ưu, hoặc không viết thẻ mô tả, để Google tự động lấy 1 đoạn phù hợp trong nội dung, hoặc lồng ghép các đoạn với nhau thành thẻ mô tả cũng được.

Vì người dùng chủ yếu nhìn vào tiêu đề trước khi quyết định click vào là chính, mô tả chỉ là phụ.

Nếu viết, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Để viết thẻ mô tả, trước tiên bạn cần là người hiểu rất rõ về nội dung bài viết để có thể cô đọng lại thành một đoạn văn ngắn 120-158 kí tự.

Tiếp theo, xác định từ khóa chính của bài và từ khóa phụ (nếu có), bắt đầu triển khai viết với gợi ý sau:

  • Lặp lại tiêu đề và thêm giải thích kèm kêu gọi click vào đọc bài
  • Mở đầu khéo léo bằng từ khóa chính, tiếp đến là nội dung chính của bài, bài viết nói về vấn đề gì và dành cho đối tượng nào.
  • Vẫn ưu tiên mở đầu bằng từ khóa chính, lồng ghép với từ khóa liên quan, và nói về việc nội dung bài viết sẽ giải quyết được vấn đề gì trong chủ đề đang nói tới.

Bạn có thể sáng tạo thêm tuy nhiên cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản là: độ dài kí tự, có chứa từ khóa chính, có nói lên trọng tâm bài viết.

viet-the-tieu-de-the-mo-ta-chuan-seo-3

Bạn có thể dễ dàng thấy được trong ví dụ trên, khi mình tìm kiếm với từ khóa “cách tẩy trắng răng tại nhà” thì 2 kết quả trên là 2 kết quả có thẻ mô tả meta description khá chuẩn khi hiển thị trên desktop lẫn mobile.

Xét về mặt nội dung thì 2 thẻ mô tả này đáp ứng các gợi ý mình vừa nêu.

Tool “check” độ chuẩn thẻ tiêu đề, thẻ mô tả

Việc kiểm soát được độ dài của thẻ tiêu đề, thẻ mô tả rất quan trọng . Nhiều khi bạn tập trung vào đặt một tiêu đề có chứa từ khóa chính và có ý nghĩa đọc cho nó tự nhiên, thì độ dài lại bị lố mà không hay.

Ban đầu khá nhiều bạn khả năng sắp xếp câu chữ chưa tốt rất dễ gặp tình trạng không kiểm soát được độ dài. Dẫn đến index bài rồi mới phát hiện.

Công cụ mình thường dùng để check tối ưu onpage các yếu tố như: Độ chuẩn của thẻ tiêu đề title, thẻ mô tả, mật độ từ khóa…v.v.. là plugin Yoast SEO.

Việc kiểm soát độ dài của tiêu đề với Yoast thì bạn rất nên làm. Nếu độ dài đã ổn, chuẩn và chứa từ khóa chính, Yoast sẽ báo chấm tròn xanh cho bạn thấy là đã chuẩn SEO onpage rồi, nếu báo màu đỏ vì thừa nhiều kí tự, bạn cần viết lại cho phù hợp.

cach-viet-the-tieu-de-chuan-seo-5
Màu đỏ là quá dài nên rút ngắn thẻ tiêu đề lại

Tương tự với thẻ mô tả, khi bạn viết thẻ mô tả là một đoạn văn quá dài, vượt quá số kí tự được phép hiển thị trên kết quả tìm kiếm, Yoast cũng sẽ báo màu cam để bạn tùy chỉnh lại.

viet-the-tieu-de-the-mo-ta-chuan-seo-4

Với thẻ mô tả chuẩn, Yoast sẽ báo màu xanh như này là ok.

viet-the-tieu-de-the-mo-ta-chuan-seo-5

Mình đã có hướng dẫn chi tiết cách cài đặt và sử dụng plugin Yoast SEO, bạn có thể tham khảo để thực hành song song với viết tiêu đề chuẩn SEO.

Kết luận

Dựa vào các kiến thức trên đây bạn có thể tiến hành tối ưu thẻ tiêu đề, thẻ mô tả hiện có trên website của bạn để chuẩn SEO hơn, đặc biệt là các bạn mới làm web, tối ưu và đẩy mạnh ngay từ đầu sẽ tăng khả năng cạnh tranh.

Hãy nhớ rằng, tối ưu thẻ tiêu đề là bắt buộc. Còn thẻ mô tả, bạn không cần làm cũng được, nếu có ít nội dung thì mình khuyến nghị nên làm & chau chuốt.

5.     Cách thức tối ưu hóa hình ảnh.

Tối ưu hình ảnh trước khi đưa lên website là một trong những công việc quan trọng bạn không thể bỏ qua nếu muốn phát triển trang web một cách bền vững. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Blog Sapo tìm hiểu chi tiết hơn về các cách tối ưu hình ảnh hiệu quả cho website bán hàng của bạn ngay nhé!

1. Vì sao cần tối ưu hình ảnh trước khi up lên website?

Hình ảnh là yếu tố hấp dẫn thị giác, nó vượt qua rào cản về ngôn ngữ để mang lại cho con người nhiều cảm xúc.

Hình ảnh tạo nên điểm nhấn trên website và gây được sự chú ý đối với người đọc, làm cho tầm nhìn của họ với website trở nên thu hút hơn, đem đến cảm giác thoải mái và thư giãn.

Nó cũng giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc nắm bắt và ghi nhớ thông tin. Do vậy, thay vì tạo nhiều văn bản, bạn có thể cung cấp cho người dùng một hình ảnh, gif, video hoặc đồ thị.

Cách tối ưu hình ảnh cho website bạn nên biết

90% thông tin đến não là từ hình ảnh (nguồn Internet)

Việc tối ưu hình ảnh trước khi sử dụng để up lên website mang lại rất nhiều lợi ích, có thể kể đến như:

  • Tăng tính thẩm mỹ và sự chuyên nghiệp cho trang web, nâng cao trải nghiệm người dùng trên trang và thu hút khách hàng ở lại website của bạn lâu hơn. Từ đó giúp tạo cơ hội mua hàng nhiều hơn.
  • Tăng tốc độ tải trang cho website
  • Cải thiện chỉ số SEO tổng thể: Tối ưu hình ảnh chuẩn SEO sẽ giúp website của bạn được đánh giá điểm SEO tốt hơn, cải thiện thứ hạng trang web hiệu quả để vượt qua đối thủ cạnh tranh.
  • Khách hàng dễ dàng tiếp cận với thương hiệu/ sản phẩm của bạn hơn thông qua hành vi tìm kiếm hình ảnh trên Google
    ...

2. Những cách tối ưu hình ảnh cho website hiệu quả (update mới nhất 2023)

Đã có hàng ngàn người áp dụng thành công những kinh nghiệm tối ưu hình ảnh dưới đây để khai thác hiệu quả hình ảnh trên website.

2.1 Sử dụng hình ảnh phù hợp, chất lượng tốt

Sẽ thật tồi tệ nếu website của bạn nhìn vào không khác gì một trang rao vặt, chợ trực tuyến với những banner quảng cáo nhấp nháy được đặt khắp nơi và hình ảnh không liên quan đến bài viết.

Hầu hết mọi người đều cảm thấy khó chịu với những hình ảnh như vậy. Vì thế, khi đưa ảnh vào trong website bạn cần lựa chọn những hình ảnh phù hợp với chủ đề, nội dung bài viết.

Đồng thời phải trả lời được các câu hỏi: Tại sao lại sử dụng hình ảnh đó? Đặt vị trí nào là thích hợp? Bức ảnh cung cấp nội dung gì cho độc giả?

Bên cạnh đó phải thật sự chú trọng vào chất lượng hình ảnh.

Kinh doanh online khác biệt với hình thức mua bán hàng hóa truyền thống đó là khách hàng không thể trực tiếp “cầm nắm” sản phẩm mà chỉ có thể dựa vào những hình ảnh bạn cung cấp trên website.

Nếu những hình ảnh minh họa sản phẩm có chất lượng quá thấp, không rõ ràng, thiếu lượng thông tin cần thiết, website của bạn sẽ không tạo được niềm tin với khách hàng và đánh mất cơ hội bán hàng.

Vì vậy, đối với bất kỳ sản phẩm/ dịch vụ nào, bạn cần cung cấp những hình ảnh đẹp nhất, rõ nét nhất dưới nhiều góc chụp để có thể truyền tải những thông điệp đến người dùng một cách rõ ràng và sinh động hơn.

2.2 Số lượng ảnh cần thiết cho một bài viết

Thực tế rằng, sau khi thiết kế website bán hàng có khá nhiều chủ website bỏ qua thông tin này khi phát triển nội dung trên web. Việc sử dụng số lượng ảnh phù hợp có tác động trực tiếp tới tốc độ load web cũng như sự đánh giá của bộ máy tìm kiếm Google dành cho bài viết.

Google luôn khuyến khích và đánh giá cao các bài viết có đa dạng định dạng nội dung, trong đó có hình ảnh. 

Thông thường đối với một bài viết blog có độ dài khoảng 1000 từ, bạn nên đăng tải kèm ít nhất 3 hình ảnh. Các bài viết có độ dài lớn hơn tương ứng cũng sẽ sử dụng số lượng ảnh nhiều hơn.

Còn đối với một bài viết mô tả sản phẩm trên các website bán hàng hoặc các trang thương mại điện tử, tối thiểu bạn phải có một hình ảnh đặc tả rõ nhất về sản phẩm mình cung cấp.

Không có giới hạn cụ thể về số lượng hình ảnh tối đa trong một bài viết trên website. Tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng quá nhiều hình ảnh trong bài viết, bởi nó không chỉ làm chậm tốc độ load web, mà còn làm gián đoạn thông tin cốt lõi và giá trị truyền tải của bài viết.

Trong từng trường hợp cụ thể, chẳng hạn như một bài viết về chủ đề hướng dẫn chi tiết, chúng ta có thể sử dụng nhiều hình ảnh minh họa hơn thông thường. Tuy nhiên cần chú ý tối ưu đồng bộ về kích thước cũng như nén dung lượng file ảnh để không làm ảnh hưởng quá nhiều tới tốc độ tải trang của website.

2.3 Kích thước ảnh chuẩn trên website là bao nhiêu?

Thông thường chúng ta cần tối ưu về kích thước ảnh với 2 mục đích sau đây:

  • Đồng bộ về mặt hiển thị, tăng tính thẩm mỹ và chuyên nghiệp cho website
  • Giới hạn kích thước có tác dụng làm giảm dung lượng ảnh tải lên trang web

Vậy, kích thước ảnh chuẩn up website là bao nhiêu?

Thực tế, không có một kích thước chuẩn nhất định nào cho một website. 

Tuy nhiên theo kinh nghiệm hơn 5 năm làm website của mình, với một bài viết nội dung trên trang blog, bạn chỉ cần chú ý giới hạn về chiều rộng của hình ảnh nằm trong khoảng từ 500px - 800px là ổn.

Với các bài viết mô tả sản phẩm, bạn có thể sử dụng các hình ảnh với kích thước lớn hơn (chiều rộng ảnh nằm trong khoảng 800px - 1000px là hợp lý nhất).

  • Mẹo thay đổi kích thước ảnh dễ dàng không cần tải phần mềm

Có rất nhiều công cụ hoặc phần mềm hỗ trợ bạn resize (thay đổi kích thước) hình ảnh trước khi up lên website. Tuy nhiên đối với những người không chuyên hay không có quá nhiều thời gian mày mò, tìm hiểu các phần mềm thiết kế, bạn vẫn có thể chỉnh sửa kích thước hình ảnh dễ dàng thông qua công cụ hỗ trợ hình ảnh có sẵn trên window - Công cụ Paint.

tối ưu hình ảnh bằng công cụ paint

 

Ưu điểm khi sử dụng công cụ Paint để tối ưu kích thước hình ảnh khi up lên website:

- Dễ sử dụng, thao tác đơn giản

- Có thể thay đổi hình ảnh theo kích thước mong muốn

- Dung lượng ảnh giảm đáng kể khi kích thước hình ảnh được resize nhỏ hơn so với kích thước gốc ban đầu

Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn các bước cơ bản nhất khi sử dụng Paint để resize hình ảnh trước khi up lên website:

Bước 1:  Mở hình ảnh cần thay đổi kích thước với Paint (Chọn ảnh và nhấn chuột phải > Open with > Paint)

Mở hình ảnh cần thay đổi kích thước với Paint

Mở hình ảnh cần thay đổi kích thước với Paint

Bước 2: Thay đổi kích thước hình ảnh trong Paint: Chọn Resize > Pixel > Nhập kích thước chiều ngang mới của ảnh (VD: 800px) > Chọn OK hoặc nhấn Enter trên bàn phím

Resize kích thước hình ảnh trong Paint

Resize kích thước hình ảnh trong Paint

Tại bước này, bạn chú ý Click chọn ô “Maintain aspect ratio” để đảm bảo kích thước chiều dọc của ảnh cũng sẽ được tự động thay đổi khi bạn nhập mới kích thước chiều ngang của ảnh trong ô thông số Horizontal mà không bị méo hình (giữ nguyên tỷ lệ khung hình)

Bước 3: Lưu ảnh

Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S (File > Save) để lưu ảnh gốc với kích thước mới hoặc chọn File > Save as để lưu ảnh vừa được thay đổi kích thước thành ảnh mới.

giảm dung lượng ảnh hiệu quả bằng paint

Bạn có thể thấy, sau khi sử dụng paint để resize kích thước, ảnh đã giảm dung lượng xuống còn 82KB

2.4 Tối ưu hình ảnh chuẩn SEO cho website

Tối ưu hình ảnh chuẩn SEO (hay còn được gọi là SEO hình ảnh) là các hoạt động được thực hiện dựa trên các kỹ thuật và phương pháp SEO (tối ưu công cụ tìm kiếm). 

Khi hình ảnh trên website được tối ưu chuẩn SEO, nó sẽ giúp Google index lập chỉ mục và xếp hạng cao trên trang tìm kiếm hình ảnh. Từ đó nâng cao hiệu quả SEO tổng thể của website, tăng thứ hạng bài viết, thu hút thêm nhiều lượng truy cập của người dùng cũng như tăng lượng khách hàng tiềm năng.

Tối ưu hình ảnh chuẩn SEO cho website

Dưới đây là một số checklist bạn cần lưu tâm để SEO hình ảnh cho website của mình một cách hiệu quả:

2.4.1 Đặt tên cho hình ảnh có chứa từ khóa chính

Bán hàng online phải có Website
Bán hàng online phải có Website!

Lên Top Google dễ dàng, tiếp cận khách hàng tiềm năng miễn phí - Tích hợp vận chuyển, thanh toán trực tuyến - Email, SMS, Chat,.. cực tiện lợi. Tạo website bán hàng chuyên nghiệp với Sapo Web và bắt đầu kinh doanh ngay nào!

Việc đặt tên hình ảnh cũng giống như việc bạn đang diễn giải, mô tả cho bộ máy tìm kiếm Google và người đọc hiểu rõ về nội dung và thông điệp truyền tải của bức ảnh. 

Chính vì vậy, trước khi tải hình ảnh lên website, bạn cần tối ưu tên file ảnh theo tiêu chí dưới đây để mang lại hiệu quả SEO tốt nhất cho trang web của mình:

  • Đặt tên ảnh không dấu và các từ được ngăn cách với nhau bởi dấu gạch ngang “-”
  • Tên ảnh phải chứa từ khóa chính hoặc từ khóa liên quan của bài viết

Ví dụ: Bài viết của bạn có chủ đề về Tổng hợp các mẫu giao diện website mỹ phẩm đẹp, hình ảnh trong bài nên đặt tên thành: mau-giao-dien-website-my-pham-dep.jpg

  • Tên ảnh không được chứa các ký tự đặc biệt như !, @, #,…
  • Không sử dụng những dãy chữ số vô nghĩa kiểu mặc định như: 123.jpg, IMG_2578 để đặt tên cho file ảnh

2.4.2 Giảm dung lượng file ảnh để tăng tốc độ tải trang

Hình ảnh đem lại cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời nhưng đồng thời nó cũng tốn khá nhiều tài nguyên trên website và là một trong những nguyên nhân chính khiến cho trang webb của bạn mất thời gian trong khi tải.

Theo một thống kê gần đầy của công ty thương mại điện tử Amazon, nếu trang web của họ tải chậm 1 giây họ sẽ bị mất 1,9 tỷ USD một năm.

Đối với khu vực có tốc độ web ổn định, người tiêu dùng mất khoảng 3s để tải một trang web về máy tính nhưng khi sử dụng thiết bị di động khoảng thời gian này tăng lên 5s.

Vì vậy nếu website của bạn mà mất tới hơn 10s để load thì có thể chắc chắn rằng, khách hàng sẽ "say goodbye" trang của bạn ngay lập tức.

Để đảm bảo tốc độ tải trang tốt nhất, dung lượng của một hình ảnh tải lên website nên được tối ưu trong khoảng 70kb - 200kb.

Về tối ưu kích thước ảnh, bạn có thể xem lại nội dung trong mục Kích thước ảnh chuẩn trên website trên.

2.4.3 Tối ưu chi tiết hình ảnh trước khi up lên website

Một mẹo hữu ích giúp bạn SEO hình ảnh website hiệu quả, đó là thêm chi tiết hình ảnh trước khi đăng lên website:

Bước 1: Chọn hình ảnh cần tải lên website > Click chuột phải vào hình ảnh > chọn Properties

Bước 2: Chọn tab Details > Chỉnh sửa các thông số trực tiếp trong khung 

tối ưu hình ảnh cho website

 

Các thông số bạn cần chỉnh sửa chi tiết:

  • Title: Tên hình ảnh (lưu ý áp dụng các nguyên tắc đặt tên file ảnh ở trên)
  • Rating: Chọn số lượng sao cho hình ảnh (nên rate 5 sao cho ảnh)
  • Tags: Nhập một số tag liên quan tới hình ảnh
  • Comments: Nhập nội dung mô tả cho hình ảnh
  • Authors: Nhập tên thương hiệu hoặc doanh nghiệp nếu chắc chắn bức ảnh thuộc quyền sở hữu của bạn.

Bước 3: Chọn OK để lưu phần thông tin chi tiết đã cập nhật cho ảnh.

Lưu ý: Phần chỉnh sửa chi tiết hình ảnh này bạn chỉ có thể thực hiện được trên định dạng ảnh JPG. 

2.4.4 Thêm thuộc tính Alt text cho hình ảnh

Thẻ Alt ảnh còn được biết đến với một mô tả khác là “văn bản thay thế của hình ảnh”.

Đây là yếu tố bắt buộc phải có khi bạn làm SEO website bởi bộ máy tìm kiếm của Google sẽ "hiểu" hình ảnh đó mô tả điều gì thông qua thẻ Alt này

Thuộc tính Alt sẽ thay thế cho hình ảnh của bạn khi nó không thể hiển thị được do một số lỗi như: Url hình ảnh hỏng, mạng yếu hay trình duyệt không cho phép hiển thị,...

Từ đó giúp người đọc vẫn có thể hiểu về thông điệp truyền tải của bức ảnh thông qua nội dung trong thẻ alt ảnh. 

Việc xây dựng thẻ Alt sẽ giúp mật độ từ khóa tăng một cách tự nhiên, nâng cao việc quảng cáo website và tăng số lượng người dùng tuy cập web.

tối ưu hình ảnh cho website

Giao diện chỉnh sửa thẻ Alt ảnh trong trang quản trị website Sapo Web

Dưới đây là một số lưu ý khi thêm thẻ Alt ảnh:

  • Nội dung trong thẻ Alt ảnh phải chứa từ khóa chính hoặc các từ khóa liên quan. Phân bổ từ khóa hợp lý trong các thẻ alt ảnh, tránh nhồi nhét quá nhiều từ khóa chính.
  • Alt ảnh nên viết có dấu và tránh trùng lặp nội dung giữa các ảnh

2.4.5 Đừng quên thêm caption (chú thích) cho hình ảnh 

Dòng chú thích ảnh xuất hiện ngay bên dưới của hình ảnh trên bài viết. Nó có mục đích mô tả nhiều hơn về nội dung và thông tải truyền đạt của hình ảnh. 

Tuy nhiên, không nhất thiết tất cả các ảnh đều cần thêm chú thích. Tùy theo nhu cầu thực tế hoặc nó mang đến sự hợp lý dưới góc độ của người dùng mà bạn nên thêm chú thích hình ảnh. Đừng quá lạm dụng nó chỉ với mục đích tối ưu SEO.

2.5. Nên sử dụng định dạng ảnh nào tốt nhất cho trang web: PNG, JPG, SVG...?

Sử dụng định dạng ảnh hợp lý sẽ giúp website của bạn tối ưu được khá nhiều tài nguyên, giảm dung lượng ảnh và tăng tốc độ tải trang.

Lựa chọn và sử dụng định dạng file ảnh phù hợp

Lựa chọn và sử dụng định dạng file ảnh phù hợp

Thông thường hiện nay, đối với hình ảnh cho bài viết blog mô tả tin tức, bạn nên dùng ảnh với định dạng đuôi JPG để tối ưu về dung lượng ảnh.

Đối với các trang sản phẩm bán hàng, hình ảnh cần chất lượng và rõ nét hơn để khách hàng tham khảo, lúc này bạn nên dùng định dạng PNG.

Ngoài JPG và PNG là hai định dạng ảnh phổ biến nhất hiện nay, bạn có thể sử dụng thêm định dạng SVG cho các icon, logo hoặc dùng định dạng WebP để tối ưu tốt nhất về dung lượng và chất lượng hình ảnh.

6.HTML và XML Sitemaps. Kỹ thuật tạo sitemap XML

Sitemap là gì? Làm sao để tạo sitemap và khai báo nó với Google – Chắc hẳn đây là câu hỏi mà các newbie mới làm quen với các thủ thuật SEO cho website thường thắc mắc. Có thể nói rằng, Sitemap được ví như một bước đi vô cùng quan trọng, giúp hướng dẫn bot Google đến với tất cả các nội dung trên website một cách nhanh chóng hơn. Với bài viết này,MIKI Media sẽ giải đáp giúp bạn “tất tần tật” về Sitemap cũng như cách tạo và khai báo đơn giản.

Sitemap là gì?

Sitemap (sơ đồ website) là một file liệt kê các trang và tệp tin trên website. Danh sách liệt kê được sắp xếp theo dạng sơ đồ phân tầng (giảm dần sự quan trọng) giúp các công cụ tìm kiếm:

  • Thu thập dữ liệu trên trang web của bạn hiệu quả hơn
  • Biết những URL nào bạn muốn ưu tiên xuất hiện
  • Hiển thị kết quả trên trang tìm kiếm thông minh hơn

Sitemap là gì?

Các loại Sitemap

Có 2 loại Sitemap chính phổ biến và đều đem lại lợi ích cho SEO :

HTML Sitemap (dành cho người dùng website)

HTML Sitemap là sơ đồ website xây dựng bằng mã HTML giúp cho người dùng dễ tiếp cận mục họ đang tìm hơn

HTML Sitemap nên được đặt ở phần Footer để người dùng dễ tìm thấy nhất

HTML Sitemap ở footer

XML Sitemap (dành cho bot công cụ tìm kiếm)

XML Sitemap được tạo nên với mục đích giúp bot của các công cụ tìm kiếm định hướng và thu nhập thông tin trên website dễ dàng, nhanh chóng hơn.

XML Sitemap indexCác loại Sitemap khác

Thông qua các sitemap phụ này, Google có thể thu nhập dữ liệu theo những cách phù hợp hơn với các loại website đặc biệt như website tin tức, website sử dụng media là nội dung chính (website dịch vụ ảnh cưới, website bán hình ảnh, video…), …

  • Sitemap Index: Tập hợp các Sitemap được đính kèm và được dùng để đặt trong file robots.txt
  • Sitemap-category.xml: Tập hợp cấu trúc của các danh mục trên website.
  • Sitemap-products.xml: Sitemap dành cho các link chi tiết về các sản phẩm trên trang.
  • Sitemap-articles.xml: Sitemap dành cho các link chi tiết của từng bài viết trên website.
  • Sitemap-tags.xml: Sitemap dành cho các thẻ trên website.
  • Sitemap-video.xml: Sitemap dành riêng cho video trên các page, website.
  • Sitemap-image.xml: Sitemap dành cho các link về hình ảnh.

Để giúp bạn tiết kiệm thời gian trong việc xây dựng các website có cấu trúc đặc biệt, Mona Media cung cấp gói thiết kế website theo mẫu đã được tối ưu chuẩn SEO 100%.

mẫu website mona

Tại sao website cần dùng Sitemap?

Tại sao HTML Sitemap dành cho người dùng có thể đem lại lợi ích cho SEO?

  • Giúp người dùng dễ sử dụng website hơn, là một trong những yếu tố được Google đánh giá cao vì Google đã khẳng định rằng trải nghiệm người dùng tốt sẽ ảnh hưởng tích cực đến thứ hạng của bạn trên trang tìm kiếm.
  • Không chỉ vậy có thêm sự xuất hiện của các keywords chính giúp bạn có thêm lợi thế cạnh tranh thứ hạng

Tại sao website của bạn lại cần sitemap?Ảnh hưởng đến quá trình SEO

Sitemap trong website có ảnh hưởng đến quá trình SEO website của bạn. Nó góp phần thông báo cho công cụ tìm kiếm Google biết rằng, trang web của bạn có chuẩn SEO hay không.

Ví dụ: Bạn có một số bài viết trên website nhưng lại không (hoặc chưa) được Index. Vậy trong trường hợp đó, Sitemap chính là công cụ khai báo cho Google về bài viết này. Từ đó, Google sẽ Index cho những bài viết này nhanh chóng hơn.

Trước khi triển khai kế hoạch SEO luôn thực hiện một công việc đó là Audit website để kiểm tra xem website đã có sitemap chưa. Nếu chưa có, đội ngũ SEO sẽ tiến hành tạo và gửi sitemap.

Kèm với đó, cũng tiến hành audit và khai báo các mục khác như Robots.txt, tạo SchemaGoogle Business, đăng ký và index doanh nghiệp trên Google,… nhằm giúp Google nhận biết doanh nghiệp nhanh hơn mà không cần vài tháng, vài năm mới có thể hiểu được như trước khi SEO.

7.    Tìm hiểu về Rich Snippet. Các loại Rich Snippet thông dụng. Cài đặt Rich Snippet &Authorship.

Rich snippets là gì?

Rich Snippets là gì? Cách tạo Rich Snippets chi tiết cho SEO

Rich Snippets là các mã đánh dấu siêu dữ liệu được nhúng vào code HTML của website. Những mã này giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung trang web.

Khi Google crawler quét qua trang web và phát hiện ra các mã Rich Snippets, nó sẽ hiển thị thông tin đó dưới dạng đoạn trích đặc biệt trong kết quả tìm kiếm.

Ví dụ như khi bạn tìm kiếm thông tin về một sản phẩm, Google có thể hiển thị giá, xếp hạng, hình ảnh của sản phẩm ngay trong trang kết quả tìm kiếm mà không cần bạn phải click vào trang web.

Như vậy, xây dụng chiến lược seo top với Rich Snippets giúp người dùng có thể xem thông tin một cách nhanh chóng mà không cần truy cập vào trang web. Đối với doanh nghiệp, Rich Snippets giúp website có cơ hội xuất hiện nhiều hơn trong kết quả tìm kiếm, thu hút sự chú ý của người dùng.

Tại sao Rich Snippet quan trọng cho SEO?

Rich Snippets là gì? Cách tạo Rich Snippets chi tiết cho SEO

Có 2 lý do chính Rich Snippets quan trọng với SEO:

1. Tăng khả năng xuất hiện Featured Snippet

Featured Snippet là đoạn trích được đưa lên đầu kết quả tìm kiếm. Vị trí này có tỷ lệ nhấp chuột (CTR) rất cao.

Google ưu tiên hiển thị các trang có chứa Rich Snippets ở vị trí Featured Snippet bởi chúng cung cấp thông tin chi tiết, hữu ích cho người dùng.

Do đó, tối ưu hóa Rich Snippets sẽ giúp website có cơ hội lớn hơn để xuất hiện top đầu trang kết quả tìm kiếm.

2. Cải thiện trải nghiệm người dùng

Rich Snippets cung cấp thông tin ngắn gọn, trực quan ngay trong kết quả tìm kiếm. Người dùng có thể nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng mà không cần click vào trang.

Điều này tiết kiệm thời gian và cải thiện trải nghiệm tìm kiếm của người dùng. Họ sẽ có xu hướng nhấp vào các kết quả có chứa Rich Snippets hơn. Qua đó, website sở hữu Rich Snippets có thể thu hút lượng truy cập và chuyển đổi cao hơn.

Như vậy, Rich Snippets mang lại lợi ích kép cả về SEO lẫn trải nghiệm khách hàng. Do đó, việc ứng dụng chúng vào website là hết sức cần thiết.

Những loại Rich Snippets phổ biến

Hiện nay có hàng chục loại Rich Snippets khác nhau, mỗi loại sẽ cung cấp thông tin cụ thể về một khía cạnh nội dung nhất định. Dưới đây là một số loại Rich Snippets phổ biến:

Organization (Tổ chức)

Rich Snippets là gì? Cách tạo Rich Snippets chi tiết cho SEO

Rich Snippet Organization cung cấp thông tin về doanh nghiệp/tổ chức như tên, địa chỉ, số điện thoại, email…

Khi người dùng tìm kiếm tên công ty của bạn, thông tin này sẽ được hiển thị ngay dưới tiêu đề kết quả tìm kiếm. Giúp người dùng dễ dàng liên hệ và tương tác.

Anchor (Link neo nội bộ)

Rich Snippet Anchor giúp trang web tạo “mục lục” ngay trong kết quả tìm kiếm. Thay vì hiển thị toàn bộ nội dung, Google sẽ liệt kê các tiêu đề chính/phụ được đánh dấu bằng Anchor.

Người dùng có thể xem qua nội dung chính của bài viết và click vào phần họ quan tâm. Anchor Snippet mang lại trải nghiệm tìm kiếm và đọc nội dung tốt hơn.

Featured Snippet (Đoạn trích nổi bật)

Rich Snippets là gì? Cách tạo Rich Snippets chi tiết cho SEO

Featured Snippet là đoạn trích ngắn từ website xuất hiện đầu trang kết quả tìm kiếm. Đây là vị trí có tỷ lệ CTR cao bậc nhất, mọi website đều mong muốn xuất hiện.

Featured Snippet thường đi kèm Rich Snippet để hiển thị thêm hình ảnh, bảng biểu hoặc danh sách có liên quan. Sự kết hợp này làm cho đoạn trích trở nên hấp dẫn và hữu ích hơn.

Breadcrumb (Thanh điều hướng)

Breadcrumb là thanh điều hướng hiển thị đường dẫn các trang con dẫn đến trang hiện tại. Ví dụ: Trang chủ > Danh mục 1 > Danh mục con > Trang chi tiết.

Điều này giúp người dùng biết vị trí hiện tại của họ trong website. Breadcrumb tăng trải nghiệm đọc và khả năng chuyển đổi của trang.

Review Rating (Đánh giá và xếp hạng)

Rich Snippets là gì? Cách tạo Rich Snippets chi tiết cho SEO

Review và Rating cho phép website hiển thị đánh giá của khách hàng ngay trong kết quả tìm kiếm. Thông tin này rất hữu ích để người dùng đánh giá chất lượng sản phẩm/dịch vụ trước khi mua hàng.

Các website TMĐT và du lịch như Amazon, Agoda… rất chú trọng tối ưu hóa Rich Snippet Review/Rating.

Recipe (Công thức nấu ăn)

Recipe Snippet cung cấp thông tin về công thức nấu ăn như tên món, thời gian chế biến, lượt xem, đánh giá… Người dùng có thể xem ngay các thông tin cần thiết mà không cần mở website.

Music (Âm nhạc)

Với website phát nhạc trực tuyến, bạn có thể sử dụng Music Snippet để hiển thị thông tin bài hát như tên ca sĩ, album, thời lượng… Người dùng có thể xem trước khi quyết định click vào nghe.

Product (Sản phẩm)

Rich Snippets là gì? Cách tạo Rich Snippets chi tiết cho SEO

Product Snippet rất phổ biến trên các website thương mại điện tử. Nó cung cấp các thông tin sản phẩm như tên, giá, hình ảnh, xếp hạng… giúp người mua dễ dàng so sánh.

Event (Sự kiện)

Event Snippet thể hiện thông tin về sự kiện như tên, thời gian, địa điểm diễn ra. Website lễ hội, hội chợ, hội thảo… nên sử dụng loại này.

Sitelink (Liên kết trong site)

Sitelink Searchbox là cụm từ khóa gợi ý hoặc các trang quan trọng trong website. Chúng giúp người dùng dễ dàng tìm thấy nội dung cần thiết ngay từ trang kết quả tìm kiếm. Bạn nên xem trọn vẹn bài viết: sitelink là gì để có cái nhìn trọn vẹn hơn về cách làm rich Snippets

Top Stories (Tin nổi bật)

Top Stories được dùng cho các website tin tức. Nó hiển thị các bài báo nổi bật với ảnh đại diện, tóm tắt nội dung và thời gian đăng.

Điều này giúp độc giả nắm bắt tin tức mới nhất mà không cần vào báo. Top Stories cải thiện đáng kể trải nghiệm đọc báo online.

Photo (Ảnh)

Photo Snippet cung cấp các thông tin về bức ảnh như tên tác giả, nguồn, giấy phép sử dụng… Nó giúp bảo vệ bản quyền hình ảnh cũng như nâng cao trải nghiệm người dùng.

Video

Tương tự Photo Snippet, Video Snippet cũng cung cấp các siêu dữ liệu về video như tên, mô tả, thời lượng… Ngoài bảo vệ bản quyền, nó còn giúp người dùng biết trước nội dung video.

Như vậy là tôi đã giới thiệu qua một số loại Rich Snippets phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu thêm về chúng cũng như cách chúng ảnh hưởng tới SEO.

Tiếp theo, tôi sẽ hướng dẫn cách tạo Rich Snippets chi tiết trên website của bạn.

Hướng dẫn cách tạo Google Rich Snippets chi tiết

Để tạo Rich Snippet, bạn cần thêm các mã đánh dấu siêu dữ liệu vào code HTML website. Có 2 cách chính để thực hiện việc này:

1. Sử dụng Microdata

Microdata là một tập các thẻ HTML được thiết kế riêng để đánh dấu siêu dữ liệu. Cú pháp khá đơn giản, bao gồm các thẻ:

  • itemscope: Xác định phạm vi của một item (mục dữ liệu).
  • itemprop: Xác định tên thuộc tính dữ liệu .
  • itemtype: Chỉ định schema item.

Ví dụ:



  Hội thảo kinh doanh online
  
  Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm bán hàng online 
  
  Địa điểm: Khách sạn Marriott
  
  Thời gian: 25/12/2023
  

Như vậy, chúng ta đã đánh dấu các thông tin của sự kiện (Event) bằng các thẻ Microdata. Khi Google crawl trang này, nó sẽ hiểu được các thuộc tính và hiển thị chúng dưới dạng Event Snippet.

2. Sử dụng JSON-LD

JSON-LD là định dạng JSON dùng để mã hóa dữ liệu theo các thuộc tính. JSON-LD dễ đọc và dễ hiểu hơn so với Microdata.

Cấu trúc JSON-LD bao gồm các phần:

  • @context: Xác định schema sử dụng.
  • @type: Loại schema (Organization, Event, Product…).
  • Các cặp name-value: Thuộc tính và giá trị tương ứng.

Ví dụ:


{
  "@context": "https://schema.org",
  "@type": "Event",
  "name": "Hội thảo kinh doanh online",
  "description": "Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm bán hàng online",
  
  "location": "Khách sạn Marriott",  
  "startDate": "2023-12-25 10:00"  
}

Như vậy, chúng ta cũng đã đánh dấu thành công các siêu dữ liệu Event bằng cách sử dụng JSON-LD.

Lưu ý:

  • Mỗi page chỉ nên có 1 snippet duy nhất để tránh xung đột.
  • Validate mã Snippet qua công cụ test của Google để đảm bảo đúng chuẩn.

Ngoài ra, một số CMS như WordPress cũng hỗ trợ tự động tạo Snippet cho các nội dung nhất định. Bạn có thể tìm plugin phù hợp để cài đặt.

Đó là hướng dẫn cách tạo Rich Snippet Google chi tiết cho website. Hy vọng đã giúp bạn áp dụng chúng thành công.

FAQ về Rich Snippets

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp nhất về chủ đề này:

rich snippets là gì?

Rich Snippets là các đoạn mã nhúng siêu dữ liệu vào HTML nhằm cung cấp thêm thông tin chi tiết cho các kết quả tìm kiếm của Google.

Sử dụng rich snippets có tốt cho SEO website không?

Có, rich snippets giúp website có cơ hội xuất hiện đoạn trích đầu trang kết quả tìm kiếm (featured snippet). Đồng thời cải thiện trải nghiệm người dùng, tăng tương tác và chuyển đổi cho trang.

Tạo Rich snippets trên Google như thế nào?

Có 2 cách chính: Sử dụng Microdata hoặc JSON-LD để nhúng mã đánh dấu siêu dữ liệu vào code HTML website

8.    CTR là gì? Cách thức tăng tỷ lệ CTR trên Google Search

I. Tỷ lệ nhấp (CTR) là gì?

I. Tỷ lệ nhấp (CTR) là gì?

1. Định nghĩa

Tỷ lệ nhấp hay CTR là viết tắt của từ Click through rate, là thuật ngữ dùng để chỉ tỷ lệ tần suất những người nhìn thấy và nhấp vào quảng cáo hay trang của bạn. CTR có thể dùng để đánh giá mức độ hiệu quả của một bài quảng cáo hay một từ khóa trên trang.

Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm - việc làm Marketing:

Nhân viên Content sản phẩm Bách Hóa Xanh

Nhân viên Digital Marketing

Nhân viên Phát Triển Kênh Bán Hàng Online

2. Công thức tính CTR

Tỷ lệ nhấp CTR được tính theo công thức số lượt nhấp/số lượt hiển thị. CTR càng cao nghĩa là quảng cáo, website của bạn được nhiều người nhìn thấy và quan tâm. Thông qua, CTR bạn sẽ đánh giá được quảng cáo hay website nào đang mà về hiệu quả cho doanh nghiệp. Đồng thời, bạn cũng thống kê được từ khóa hay quảng cáo nào cần cải thiện để đem lại hiệu quả cao hơn.

Một chỉ số CTR tốt phụ thuộc vào ngành hàng, chiến dịch và kênh bạn sử dụng.

- Đối với tìm kiếm trả tiền của AdWords, CTR cho tìm kiếm từ 2% trở lên sẽ được đánh giá tốt. Tuy nhiên, theo nguyên tắc thì tìm kiếm cần có CTR đạt 4-5% và hiển thị đạt 0,5-1%, tỷ lệ nhất càng cao càng tốt.

- Ngược lại, đối với quảng cáo trên Facebook, CTR chỉ cần đạt 0,9% đã được đánh giá tốt.

II. Tầm quan trọng của CTR

II. Tầm quan trọng của CTR

Thông qua việc đặt CTR của một chiến dịch trong bối cảnh của một chiến dịch khác, bạn sẽ biết được tính hiệu suất chiến dịch đem lại. Đồng thời, so sánh được hiệu suất giữa hai chiến dịch, từ đó rút ra được những yếu tố phải có để đem lại kết quả tốt hơn.

Sử dụng CTR để so sánh mức độ hiệu quả của các kênh truyền thông cũng là cách mà nhiều Marketer sử dụng. Số liệu sau mỗi chiến dịch trả về từ các kênh bạn sẽ dễ dàng rút ra được nên ưu tiên sử dụng kênh nào để tăng hiệu quả.

CTR giúp việc kiểm tra chất lượng người tiếp cận để phân bổ chi phí cho hợp lý. Vậy nên, người chạy quảng cáo khi nhìn vào tỷ lệ nhấp có thể điều chỉnh chi phí cho phù hợp với mỗi chiến dịch và mỗi kênh để có thể tối ưu chi phí được tốt nhất.

Một lưu ý là tỷ lệ lượt nhấp cao không quyết định tỷ lệ chuyển đổi cao, vậy nên, tùy thuộc vào mục tiêu của chiến dịch mà bạn sẽ linh động hơn trong việc thúc đẩy, gia tăng các chỉ số.

III. Chỉ số CTR và điểm chất lượng

III. Chỉ số CTR và điểm chất lượng

Điểm chất lượng được tính dựa trên hiệu suất tổng hợp của 3 yếu tố là CTR dự kiến, mức độ liên quan của quảng cáo và trải nghiệm trang đích. Do đó, AdWords và SEO sử dụng chỉ số CTR để xác định chất lượng của quảng cáo và website.

Với tỷ lệ nhấp vào mỗi quảng cáo sẽ xác định được mức độ tương tác, từ đó rút ra được tính hiệu quả, sự hữu ích của nội dung đối với người dùng.

IV. Cách để cải thiện chỉ số CTR

IV. Cách để cải thiện chỉ số CTR

1. Đối với SEO

- Nghiên cứu kỹ từ khóa: Từ khoá là một thành phần quan trọng khi nhắc đến SEO và việc nghiên cứu từ khóa đối với một website là việc phải làm. Đặc biệt, với các trang blog, một từ khóa được nhiều người tìm kiếm sẽ giúp cải thiện traffic cho website đáng kể. Traffic tăng kéo theo số lượt hiển thị tăng, từ đó kết hợp với chất lượng nội dung và lời kêu gọi hành động để cải thiện chỉ số CTR.

- Meta Description hiệu quả: Là phần khách hàng nhìn thấy đầu tiên khi tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm. Một thẻ Meta Description cần phải cung cấp đầy đủ thông tin chính đến người đọc, những thông tin đủ hấp dẫn để người đọc nhấp vào. Tuy nhiên, chỉ nên tóm gọn nội dung trong 160 ký tự để thông tin được tối ưu nhất.

- Thực hiện “dữ liệu có cấu trúc”: Được biết đến là thành phần chính tạo nên nội dung cho website, dữ liệu cấu trúc giúp website dễ dàng được tìm thấy hơn. Một thông tin dễ dàng được mọi người tìm thấy sẽ giúp gia tăng chỉ số CTR vượt ngoài mong đợi.

- Thêm hình ảnh cho các bài viết: Hình ảnh giúp bài viết của bạn phong phú hợp, thông qua hình ảnh có thể truyền tải toàn bộ nội dung của bài viết. Vậy nên hình ảnh cũng góp phần cải thiện của số CTR, đặc biệt khi đăng nên các trang mạng xã hội, tương tác người dùng sẽ tăng lên đáng kể.

- Sử dụng URL thân thiện với người dùng: Một URL thân thiện với người dùng nên có chứa từ khoá, bởi vì, nó sẽ kích thích hành động khách hàng khi xuất hiện trong bản xem trước. 

- Định dạng tiêu đề đơn giản: Rất nhiều doanh nghiệp đang đặt tiêu đề quá dài khiến cho hiển thị khi tìm kiếm không được tối ưu nhất, dẫn đến việc không thuyết phục được người khác nhấp vào xem. Vậy nên, để cải thiện chỉ số CTR bạn nên định dạng tiêu đề đơn giản, có độ dài phù hợp, xoá bớt những thành phần không cần thiết như thương hiệu, tên website.

- Địa phương hóa nội dung bài viết: Đây là cách thuyết phục những người dùng trong khu vực nhấp vào bài viết của bạn tốt nhất. Cùng với việc địa phương hóa nội dung bạn có thể kết hợp thêm Local SEO để xâm nhập vào thị trường ngách, tăng khả năng hiển thị trong khu vực, cải thiện lượt nhấp.

- Các bài đăng có cấu trúc dạng liệt kê: Đây là dạng bài viết giúp cải thiện CTR rất hiệu quả. Những bài này thường có thông tin đầy đủ, nội dung cô đọng và giúp cho người đọc có cảm hứng hơn khi đọc những bài này.

- Kiểm tra tiêu đề trên Social Media: Việc chia sẻ bài viết trên website lên các trang mạng xã hội sẽ giúp cải thiện lượt hiển thị và truy cập. Vậy nên, đừng bỏ qua bước kiểm tra tiêu đề trên Social Media, đảm bảo có đủ hấp dẫn để kích thích người đọc nhấp vào bài viết.

- Sử dụng Google AdWords để xem trước: Google AdWords là dịch vụ thương mại của Google, việc sử dụng nó để xem trước sẽ giúp bạn kiểm soát được chất lượng của bài viết trước khi đăng. Ngoài ra, bạn có thể xem trước các thông số và phân tích chúng bằng Google AdWords.

- Xác định các trang có CTR cao nhất và thấp nhất: Bạn có thể sử dụng Google Analytics để kiểm tra xem trang nào đang có CTR cao nhất và thấp nhất. Thông qua các kết quả nhận được bạn sẽ biết mình nên phát huy và khắc phục những điểm nào để chỉ số CTR được cải thiện.

- Tối ưu hóa tốc độ website: Tốc độ website là một trong những yếu tố quyết định khách hàng có tiếp tục theo dõi trang của bạn hay không, khi khách hàng có trải nghiệm trên trang không tốt họ sẽ bỏ đi. Ngoài ra lượt click cũng chỉ được tính khi trang tải xong, vì vậy, việc tối ưu tốc độ website rất quan trọng. Muốn cải thiện chỉ số CTR thì bạn phải ưu tiên cải thiện tốc độ website.

2. Đối với quảng cáo AdWords

- Nghiên cứu từ khóa liên quan: Với những từ khóa được nhiều quan tâm, nếu biết cách bạn sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều đối tượng và cải thiện chỉ số CTR của chiến dịch. Sử dụng những từ khóa phù hợp với sản phẩm, dịch vụ các quảng cáo AdWords sẽ đem về kết quả như mong đợi.

- Hướng đến đúng đối tượng: Việc hướng đến đúng đối tượng sẽ giúp bài quảng cáo Adwords của bạn tiếp cận đúng người, từ đó tỷ lệ nhấp sẽ được cải thiện. Cùng với đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được những chi phí không cần thiết.

- Nội dung quảng cáo sáng tạo: Một quảng cáo AdWords cần được đầu tư thời gian và công sức về mặt nội dung để đem đến chất lượng tốt nhất. Quảng cáo đã quá gần gũi với người dùng, vì vậy nếu nội dung của bạn không đủ sáng tạo, khác lạ so với những đối thủ khác trên thị trường thì rất khó để cạnh tranh với họ.

- Tăng cảm xúc của người đọc: Cảm xúc quyết định rất nhiều đến hành động của một người. Khi đọc một nội dung tạo được cảm xúc, họ sẽ dễ dàng nhấp vào nội dung và ra quyết định mua hàng. Mỗi cảm xúc đưa ra sẽ thôi thúc người dùng hành động khác nhau, vậy nên bạn cần chọn lọc khi muốn tăng cảm xúc cho người đọc.

- Sử dụng con số trong tiêu đề: Trong tiêu đề có sử dụng các con số sẽ giúp người đọc dễ dàng hình dung ra nội dung chính của trang. Vì vậy, việc sử dụng con số trong tiêu đề sẽ giúp thu hút người đọc, người xem, số lượng người dùng nhìn thấy và nhấp vào các mẫu quảng cáo sẽ tăng lên.

- Tận dụng tính năng có trên nền tảng: Đối với Google AdWords cho phép bạn mở những tiện ích quảng cáo nâng cao như thêm số điện thoại, địa chỉ, đánh giá. Hay cho phép bạn có thêm những lời kêu gọi hành động, qua đó, gia tăng tỷ lệ lượt nhấp vào các quảng cáo.

- Cung cấp các gói ưu đãi hấp dẫn: Ưu đãi, khuyến mãi luôn tác động rất mạnh mẽ đến hành vi người dùng. Chỉ cần có hứng thú, nhìn thấy ưu đãi thì tỷ lệ nhấp vào quảng cáo của khách hàng sẽ tăng lên và nó cũng gia tăng khả năng chuyển đổi.

3. Tối ưu trên Facebook

- Tập trung vào đối tượng mục tiêu: Xác định được đối tượng mục tiêu và tập trung vào đối tượng giúp bạn tỷ lệ tiếp cận và lượng chuyển đổi không bị chênh lệch nhau quá nhiều. Khi tập trung vào đúng đối tượng bạn sẽ tối ưu được chi phí cho doanh nghiệp. Không nên cố gắng làm hài lòng tất cả người dùng mà nên tạo ra quảng cáo phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu có khả năng chuyển đổi cao.

- Sáng tạo nội dung phù hợp sản phẩm: Với những thông điệp phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu sẽ dễ dàng thuyết phục họ ra quyết định mua hay hành động đăng ký. Việc cập nhật xu hướng cho sản phẩm giúp tạo ra những nội dung thú vị, tuy nhiên, nên có sự chọn lọc để chọn ra những nội dung phù hợp với sản phẩm.

- Sử dụng lời kêu gọi hành động: Một lời kêu gọi hành động - CTA đủ mạnh sẽ thuyết phục được người dùng hành động, phản ứng ngay với nội dung, từ đó cải thiện CTR trên Facebook.

- Gắn các thẻ hashtag có liên quan: Hashtag là một tính năng của Facebook giúp việc tìm kiếm những nội dung của một chủ đề cụ thể đơn giản và nhanh chóng hơn. Một hashtag ngắn gọn có thể tạo ra một hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ, từ đó chỉ số CTR của một chiến dịch được cải thiện.

- Chú ý thời gian và tần suất đăng bài: Đối với Facebook, bạn cần phải lưu ý khung giờ đăng bài để tiếp cận được với nhiều người nhất. Thời gian và tần suất đăng bài trên Facebook có sự ảnh hưởng đến tỷ lệ CTR. Bạn có thể đăng từ 1-3 bài/ngày, đây là tần suất đăng bài được đánh giá tốt nhất cho đến thời điểm hiện tại.

- Chạy test các mẫu quảng cáo: Việc chạy thử các mẫu quảng cáo sẽ giúp bạn kiểm tra được mức độ hiệu quả và tránh lãng phí chi phí. Thông qua các mẫu quảng cáo chạy thử bạn sẽ biết được mẫu nào phù hợp, có khả năng đem lại tương tác cao, nên điều chỉnh gì để cho ra mẫu quảng cáo tốt nhất để chạy thật.

V. Một số lưu ý cần biết về chỉ số CTR

V. Một số lưu ý cần biết về chỉ số CTR

1. CTR là chỉ số chính

Chỉ số CTR không phải là yếu tố duy nhất quyết định đến tỷ lệ chuyển đổi nhưng chúng có tác động qua lại với nhau. Một nội dung nhiều người nhìn thấy, đủ sức thuyết phục người đọc, người xem nhấp vào chứng tỏ nội dung đó thú vị và hữu ích. Khi số lượng người tiếp cận cao thì tỷ lệ lượt nhấp càng nhiều, tỷ lệ tương tác, hành động cũng sẽ tăng theo. Từ đó, điểm CTR sẽ được cải thiện.

2. CTR có thể kết hợp cùng các KPI khác

CTR được biết đến là thước đo số lượng người nhấp vào quảng cáo, nội dung của trang, giúp bạn biết mức độ hấp dẫn của quảng cáo, nội dung. Thế nhưng, đây không phải là yếu tố quyết định đến tỷ lệ chuyển đổi. Việc kết hợp chỉ số CTR với các chỉ số KPI khác sẽ giúp bạn có được biết chính xác kết quả của một chiến dịch.

3. CTR và mối quan hệ chặt chẽ với SEO

Chỉ số CTR đóng vai trò rất quan trọng trong SEO, khi nó được biết đến như là một chỉ số đánh giá xếp hạng website uy tín. Một website có chỉ số CTR cao là minh chứng rõ ràng cho sự uy tín và chất lượng của trang. Những website được người dùng đánh giá cao chắc chắn các công cụ tìm kiếm cũng sẽ ưu ái cho những vị trí cao.

4. CTR trung bình trong AdWords

Mỗi ngành khác nhau và giai đoạn khác chỉ số này cũng sẽ có sự chênh lệch. Chỉ số CTR trung bình trong AdWords hiện nay khoảng 1,91% đối với quảng cáo tìm kiếm (Search Advertising) và 0,35% đối với quảng cáo hiển thị (Display Advertising).

Đối với quảng cáo tìm kiếm, khi người dùng chủ động tìm kiếm những từ khóa liên quan đến vấn đề họ đang tìm hiểu thì tỷ lệ lượt nhất sẽ tăng lên. So sánh chỉ số CTR trung bình ở trên bạn sẽ dễ dàng nhận ra được có sự chênh lệch khi quảng cáo tìm kiếm cao hơn rất nhiều quảng cáo hiển thị.

Đối với quảng cáo hiển thị, chỉ số CTR trung bình sẽ phụ thuộc nhiều vào yếu tố vị trí quảng cáo trên trang, kích thước và phương tiện truyền thông. Vậy nên chỉ với một thay đổi nhỏ các yếu tố trên chỉ số CTR của quảng cáo hiển thị sẽ có những cải thiện đáng kể.

5. CTR cao có gây hại cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp luôn kỳ vọng có CTR cao, bởi đối với việc truyền thông và kinh doanh tỷ lệ lượt nhấp càng cao càng tốt. Tuy nhiên, với những ngành hàng đặc thù, tỷ lệ lượt nhấp cao nhưng lại không thể đem về kết quả, tạo ra doanh thu thì đó là điều không nên.

Để CTR không gây hại đến doanh nghiệp bạn nên biết rằng, với những từ khóa không phù hợp sẽ khiến cho người dùng nhấp vào sau đó rời đi ngay vì sản phẩm, dịch vụ không đúng với nhu cầu. Chi phí phải trả cho mỗi lượt nhấp cao quá mức quy định nhưng không đem lại tỷ lệ chuyển đổi. Vì vậy, bên cạnh việc tập trung cải thiện chỉ số CTR bạn cũng cần lưu ý thêm tỷ lệ chuyển đổi ra kết quả.

9.     Tìm hiểu công cụ Tool Seoquake

SEOquake là gì?

SEOquake là ứng dụng SEO miễn phí được cung cấp miễn phí trên các trình duyệt phổ biến hiện nay hỗ trợ rất tốt quá trình tối ưu Onpage, cung cấp dữ liệu vô cùng hữu ích chỉ qua thao tác cài đặt đơn giản.

SEOquake là gì?
SEOquake là gì?

Công dụng của SEOquake?

SEO Quake hỗ trợ đắc lực cho SEOer và quản trị web. Công dụng chính của chúng là:

  • Phân tích tìm chi tiết backlink
  • So sánh tên miền và URL.
  • Cung cấp các thông tin của bất kỳ trang web nào.
  • Phân tích External Link và liên kết nội bộ.
  • Một số dữ liệu xã hội khác.  

Chức năng mỗi thành phần trên SEOquake

  • Thẻ Page Information: Đây là thẻ chứa toàn bộ thông tin cơ bản của website. Dựa trên thẻ này bạn có thể kiểm tra được các nội dung gồm: URL, thẻ title, thẻ meta keywords, thẻ meta description, liên kết internal link và external link, các thông tin về chủ server. 
Chức năng mỗi thành phần trên SEOquake
Thẻ Page Information
  • Thẻ Google Pagerank: Thẻ này thể hiện chỉ số độ tin cậy của website và thứ hạng theo tiêu chuẩn của Google. Chỉ số Pagerank là một trong những thông tin quan trọng và giúp đánh giá thứ hạng từ khóa của website. Chỉ số này càng cao thì thứ hạng tìm kiếm càng cao.
Chức năng mỗi thành phần trên SEOquake
Thẻ Google Pagerank
  • Thẻ Google Index: Là giá trị tất cả các trang trên website được Google đánh giá chỉ mục. Thông qua chỉ số này bạn có thể theo dõi được nội dung của web bạn muốn tìm hiểu có mức độ và độ lớn ra sao.
  • Thẻ Alexa Rank (Rank): Đây là thẻ giúp đánh giá độ phổ biến của website trên một quốc gia cụ thể nào đó. Chỉ số này càng thấp thì website càng mạnh và có độ uy tín cao.
  • Thẻ Twitter Tweets: Thẻ này giúp đo lường số người dùng đến từ Twitter. Số người đến từ mạng xã hội này càng lớn thì chứng tỏ web càng có độ tin cậy cao. 
  • Thẻ Webarchive age: Thẻ này cung cấp cá thông tin về ngày tạo tên miền. Cũng giống như tuổi của web, tuổi càng cao càng thì độ uy tín càng lớn và chứng minh hoạt động lâu dài.
  • Thẻ Facebook likes: :Là thẻ thẻ hiện số lượt like của người dùng facebook cho website. 
  • Thẻ Google PlusOne: Thẻ này thể hiện số lượng liên kết website thông qua Google. Chỉ số này càng cao thì càng có lợi cho website.
  • Thẻ Whois: Thẻ này thể hiện một số thông tin về máy chủ DNS, IP, chủ sở hữu website.
  • Thẻ Page Source: Thẻ này giúp bạn hiểu hơn về code website của bạn. Bạn có thẻ tìm hiểu mã nguồn và thông tin code của web qua thẻ.

Nếu có câu hỏi hay vướng mắc khắc về SEOquake và Digital marketing, bạn có thể tham khảo một số lớp học Digital Marketing để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Cách cài đặt SEOquake trên các trình duyệt

Cài đặt SEOquake Chrome

Đầu tiên bạn vào Chrome Web Store tìm kiếm SEOquake -> Thêm vào trình duyệt -> Thêm tiện ích. Vậy là bạn đã cài xong.

Cách cài đặt SEOquake trên các trình duyệt
Cài đặt SEOquake Chrome

Sau khi cài đặt xong SEOquake trên trình duyệt sẽ có biểu tượng như hình:

Cách cài đặt SEOquake trên các trình duyệt
Cài đặt hoàn tất SEOquake

Cài đặt SEOquake addon trên trình duyệt Firefox

Thao tác trên trình duyệt này cũng tương tự như trên Chrome. Bạn addon SEOquake trên trình duyệt Firefox tại đây. Sau đó Thêm vào Firefox để thêm nó trên trình duyệt này. Tiếp tục Thêm. Các thao tác như hình mô tả dưới đây:

Cài đặt SEOquake addon trên trình duyệt Firefox
Addon SEOquake cho Firefox
Cài đặt SEOquake addon trên trình duyệt Firefox
Thêm SEOquake vào trình duyệt Firefox

Cài đặt SEOquake addon trên trình duyệt Coccoc

Cài SEOquake trên Coccoc cũng tương tự 2 trình duyệt trên. Bạn tải addon SEOquake vào Coccoc tại đây. Sau đó Thêm vào Chrome -> Thêm tiện ích. Theo mô tả hình dưới đây.

Cài đặt SEOquake addon trên trình duyệt Coccoc
Thêm vào Chrome để thêm plugin SEOquake cho Cốc cốc
Cài đặt SEOquake addon trên trình duyệt Coccoc
Thêm tiện ích để hoàn tất

Cách sử dụng SEOquake và các tính năng

Ngoài phân tích nhiều dữ liệu, SEOquake còn giúp bạn nhiều tính năng khác như:

  • On-page SEO Audit
  • Kiểm tra mật độ từ khóa
  • Internal và External link
  • So sánh URL và Domain.

On-page SEO Audit

Đây là tính năng sẽ giúp bạn phát hiện nhiều lỗi trên HTML page. Thông qua audit, bạn sẽ biết được nhiều vấn đề như: độ dài tiêu đề, thẻ meta description, thẻ alt, tỷ lệ HTML và text,… Các thao tác để ban thực hiện bao gồm: Tải trang lên trình duyệt -> Nhấn vào icon SEOquake trên trình duyệt -> Khi cửa sổ pop-up mở ra, click Diagnosis.

On-page SEO Audit
Hỗ trợ On-page SEO Audit của SEO Quake

Kiểm tra mật độ từ khóa

Đây là thao tác giúp bạn biết được từ khóa đang phân bổ ra sao trên toàn trang web. bên cạnh đó, tính năng này cho biết phần trăm và tần suất lặp lại của từ khóa.Nếu chưa thành thạo kỹ năng bạn có thể tham khảo khóa học SEO thực hành chuẩn quốc tế tạo nền tảng chắc chắn cho học viên từ vị trí mới bắt đầu cho đến chuyên viên, mở ra cơ hội hoàn toàn mới được trải nghiệm chương trình giảng dạy chất lượng quốc tế.

Thao tác như sau: Đầu tiên bạn tải trang lên trình duyệt SEOquake-> Chọn vào icon SEOquake góc phải màn hình -> Khi cửa sổ pop-up mở ra, chọn Density. Xem thêm hướng dẫn tại đây.

On-page SEO Audit
Tính năng kiểm tra mật độ từ khóa của SEO Quake

Internal và External Link

Tính năng khác của SEOquake là giúp người dùng có được thông tin chi tiết của internal link trên web và external link bên ngoài. Bên cạnh đó, chúng còn cung cấp các thông tin về lượt theo dõi của người dùng với website, link ảnh, form đăng ký,…

Các bước để tra thông tin này bao gồm: Tải trang của bạn nên SEOquake -> chọn icon SEOquake trên trình duyệt ở góc phải màn hình -> Khi cửa sổ pop-up mở ra, chọn Internal link hoặc External link để tra cứu.

Internal và External Link
Internal và External dùng để theo dõi lượng liên kết trong và ngoài website

So sánh URL hoặc Domain

Thông qua SEOquake bạn sẽ có thể so sánh các thông tin của website mình với đối thủ. Các thông tin này bao gồm URL và Domain. 

Internal và External Link
Sử dụng SEOquake để so sánh URL hoặc Domain

Hướng dẫn bật/ tắt/ xóa bỏ SEOquake trên trình duyệt

Cách tắt/bật SEOquake trên trình duyệt

Khi cài đặt xong, thao tác tắt bật SEOquake rất đơn giản. Bạn chỉ cần gạt nút kích hoạt bên trái màn hình khi click vào ứng dụng này.

Hướng dẫn bật/ tắt/ xóa bỏ SEOquake trên trình duyệt
Cách tắt SEOquake

Đối với thao tác mở cũng tương tự như thao tác tắt, bạn chỉ cần click lại nút icon SEOquake trên góc tai trái là xong.

Hướng dẫn bật/ tắt/ xóa bỏ SEOquake trên trình duyệt
Cách bật SEOquake

Cách xóa SEOquake trên trình duyệt

Trên Chrome

Trên cùng bên phải của trình duyệt có nút chấm than bên dưới nút cửa sổ. Bạn vào More Tools -> chọn Extension -> bạn chọn SEOquake và chọn Delete.

Trên Firefox

Bạn vào menu trên cùng bên phải của cửa sổ trình duyệt. Dưới cửa sổ chọn Add-ons -> chọn Remove. Vậy là xong.

Cách xóa SEOquake trên trình duyệt
Xóa bỏ SEOquake trên Firefox

Trên đây là chia sẻ và tổng hợp  về SEOquake. Mong rằng qua bài viết cung cấp thông tin giá trị cho các SEOer và giúp các bạn đã hiểu rõ hơn về ứng dụng của công cụ này. Qua đó, tối ưu cho các công đoạn và quá trình SEO website của mình.