1. Google Spider là gì? 

1. Google Spider là gì?

Google Spider, còn được gọi là “con nhện” là một bot thu thập dữ liệu web của Google. Nhiệm vụ của Googlebot là thu thập thông tin từ các trang web và cập nhật dữ liệu mới vào chỉ mục của Google.

Google đã triển khai một hệ thống máy tính lớn và sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) kết hợp với thuật toán để thu thập dữ liệu từ hàng tỷ trang web trên môi trường internet.

Googlebot sử dụng các thuật toán và tiến hành thu thập dữ liệu từ các trang web. Điều này giúp người dùng tìm kiếm thông tin trên hàng tỷ trang web trên toàn cầu.

Quá trình thực hiện:

  • Google Spider bắt đầu với danh sách các URL của website, được tạo ra từ quá trình thu thập trước đó, và cập nhật dữ liệu sitemap được cung cấp bởi quản trị viên website.
  • Khi Google Spider truy cập vào mỗi trang web trong danh sách này, nó phát hiện các liên kết (SRC và HREF) trên từng trang và thêm chúng vào danh sách trang để tiếp tục thu thập dữ liệu.
  • Google Spider ghi nhận các trang web mới, các trang web đã thay đổi và các liên kết hỏng, và sử dụng thông tin này để cập nhật chỉ mục trên Google.




Vì vậy, Google Spider không được sử dụng như một trình duyệt chính thức

2.Phân loại Google spider? 

Cơ chế hoạt động của công cụ tìm kiếm, cách thuật toán hoạt động

Google sẽ trải qua 3 giai đoạn chính để bắt đầu xếp hạng bài viết trong kết quả tìm kiếm và để bắt đầu tiếp cận với người dùng.

1. Giai đoạn thu thập dữ liệu (Crawling)

Google Spider lấy danh sách máy chủ, các trang web phổ biến, rồi tìm kiếm với một site bất kỳ, đánh chỉ mục trên trang theo các thứ tự liên kết được tìm thấy trong danh sách này.

Khi con bọ của Google xem xét trang web (ở định dạng HTML), nó chú ý tới các từ bên trong trang web và nơi mà nó tìm kiếm thấy các từ đó.

Google-thu-thap-du-lieu

Google thu thập dữ liệu

Ví dụ như Googlebot sẽ chú ý tới những từ khóa nằm ở tiêu đề, thẻ mô tả và nó nhận định đây là phần quan trọng có liên quan đến sự tìm kiếm của người dùng về sau này.

Google luôn cố gắng giúp cho hệ thống tìm kiếm hoạt động nhanh hơn để người dùng tìm thấy kết quả tìm kiếm được mau chóng hơn.

2. Giai đoạn lập chỉ mục (Indexing)

Xây dựng chỉ mục khiến cho việc người dùng nhận được thông tin nhanh chóng hơn. Sau khi tìm kiếm thông tin trên trang web, Googlebot nhận thấy rằng quá trình tìm kiếm thông tin không bao giờ ngừng, nó luôn phải thực hiện việc thu thập dữ liệu liên tục.

Bởi các nhà quản trị website luôn thay đổi thông tin, cập nhật thông tin trên website.

Ví dụ như website của bạn cung cấp thông tin về du lịch thì Google sẽ lưu các chỉ mục trên website của bạn vào ngành du lịch.

3. Giai đoạn xếp hạng (Ranking)

Sau quá trình lập chỉ mục Google sẽ tính toán, mã hóa thông tin trong bộ cơ sở dữ liệu. Khi có một truy vấn tìm kiếm thì hệ thống trả về kết quả có chứa nội dung hữu ích trả lời cho truy vấn tìm kiếm của người dùng.

Việc hiểu về bản chất của việc cơ chế tìm kiếm Google, giúp cho công việc SEO tối ưu thêm nhiều kỹ năng khác nhau để website thân thiện hơn với Google nhằm đưa trang web lên một thứ hạng cao hơn.

4. Cách thuật toán tìm kiếm của Google hoạt động ra sao?

Với một lượng thông tin khổng lồ trên Internet, bạn gần như không thể tìm kiếm nếu như không có sự sắp xếp thông tin khoa học.

Và hệ thống xếp hạng của Google được thiết kế để làm việc đó, khi sắp xếp cả hàng tỷ website ở trong chỉ mục tìm kiếm, trả về kết quả hữu ích và phù hợp nhất chỉ chưa đầy một giây.

Hệ thống này được sắp xếp bởi một loạt các thuật toán của Google. Để kết quả trả về phù hợp nhất với truy vấn của người dùng, thuật toán Google tìm kiếm xem xét nhiều yếu tố, bao gồm truy vấn, mức độ liên quan, độ hữu ích của các trang web, địa chỉ IP và cài đặt của người dùng.

Để đảm bảo cho việc các thuật toán tìm kiếm đạt tiêu chuẩn về chất lượng, thì Google có quy trình nghiêm ngặt kiểm tra trực tiếp, hàng ngàn người đo lường chất lượng tìm kiếm được đào tạo từ khắp các nơi trên thế giới.

Các yếu tố giúp xác định kết quả trả về cho truy vấn tìm kiếm

Để kết quả trả về phù hợp với truy vấn tìm kiếm của người dùng, thì chính nhà quản trị website cũng phải nắm được những cách tối ưu hiển thị tốt nhất.

1. Ý nghĩa của truy vấn

Để trả về kết quả có liên quan đến truy vấn, bạn cần lập thông tin bạn đang tìm kiếm, là ý định tìm kiếm đằng sau truy vấn này. Google xây dựng các mô hình ngôn ngữ để giải mã chuỗi tìm kiếm ở trong thư mục.

Quá trình này bao gồm diễn giải lỗi chính tả, áp dụng nghiên cứu về tìm hiểu ngôn ngữ tự nhiên.

Với hệ thống đồng nghĩa của Google giúp cho Google biết được ý định tìm kiếm của bạn, thông qua việc thiết lập các từ đồng nghĩa với nhau. Khả năng này giúp Google trả về nhiều kết quả liên quan hơn đến truy vấn tìm kiếm.

Google-tu-dong-dieu-chinh-loi-chinh-ta

Google tự động điều chỉnh lỗi chính tả

Bên cạnh việc hiểu về từ đồng nghĩa, Google cũng đang cố gắng tìm hiểu về loại thông tin mà bạn đang tìm kiếm, nó đem ý nghĩa cụ thể hay ý nghĩa rộng hơn.

Google phân tích việc truy vấn của bạn có đang tìm kiếm một nội dung mới hay không. Nếu như bạn tìm kiếm từ khóa theo xu hướng, thuật toán của Google sẽ hiểu là thông tin mới hữu ích hơn thông tin cũ.

2. Sự liên quan các trang web với nhau

Các thuật toán của Google sẽ phân tích nội dung để đánh giá xem rằng trang có liên quan đến những nội dung bạn đang tìm kiếm không.

Với tín hiệu cơ bản nhất chính là từ khóa tìm kiếm trùng với từ khóa có trong bài của bạn. Nếu như từ khóa đó xuất hiện ở trên trang, tiêu đề, hay nội dung của văn bản thì nhiều khả năng được ưu tiên xuất hiện trong bảng kết quả tìm kiếm.

Ngoài việc nhận tín hiệu thông qua các từ khóa đơn giản, Google sử dụng dữ liệu tổng hợp để đánh giá kết quả tìm kiếm có phù hợp với truy vấn hay không, sau cùng chuyển đổi dữ liệu thành tín hiệu để giúp hệ thống máy tính ước tính mức độ phù hợp.

Các tín hiệu liên quan giúp cho thuật toán tìm kiếm của trang web đánh giá rằng trang web đó có chứa câu trả lời mà bạn truy vấn không.

Lưu ý hệ thống có thể phân tích dữ liệu, định lượng và đánh giá về mức độ liên quan, nhưng không thể đánh giá các phân tích chủ quan như quan điểm, hay khuynh hướng chính trị của nội dung trang web.

3. Đảm bảo chất lượng nội dung trên trang

Thuật toán tìm kiếm của Google ưu tiên các nguồn tin đáng tin cậy nhất hiện có. Để làm được những điều này, Google thiết kế xác định tín hiệu để biết được đâu là trang web có độ tin cậy cao, thể hiện sự chuyên môn ở một lĩnh vực xác định. Google tìm kiếm chú ý đến trang web mà người dùng tìm kiếm nhiều.

wikipedia-la-trang-thong-tin-duoc-danh-gia-cao-ve-su-tin-cay

Wikipedia là trang thông tin được đánh giá cao về sự tin cậy

Các thuật toán của Google chống lại spam đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chất lượng nội dung của website. Đảm bảo rằng các trang web không tăng thêm số lượng các bài viết có hành vi gian lận.

Nội dung trên trang web luôn tăng lên theo thời gian, chúng cũng thay đổi từng ngày. Nên Google liên tục đo lường, đánh giá hệ thống để đảm bảo sự công bằng về việc cung cấp thông tin, và duy trì được niềm tin của người dùng đối với Google.

4. Độ thân thiện của website

Khi xếp hạng kết quả, Google cũng sẽ đánh giá việc các trang web có thân thiện hay không, và Google sẽ phát triển thuật toán, để tăng cường quảng bá các trang web như vậy nhiều hơn.

Thuật toán này của Google sẽ phân tích các tín hiệu để thấy rằng liệu trang web có xuất hiện chính xác ở các trình duyệt khác nhau hay không, người dùng có thể xem kết quả tìm kiếm đó hay không.

Nó được thiết kế để phù hợp với kích cỡ của các thiết bị như điện thoại, máy tính bảng, máy tính để bàn… Và liệu rằng thời gian tải trang có nhanh khi người dùng trải nghiệm hay không.

5. Xây dựng bối cảnh và thiết lập

Một số thông tin về vị trí người dùng, lịch sử tìm kiếm, cài đặt tìm kiếm giúp cho Google tìm kiếm điều chỉnh kết quả phù hợp nhất đối với người dùng trong thời điểm đó.

Google sử dụng dữ liệu về quốc gia, địa điểm của bạn để trả về những kết quả phù hợp nhất.

Trong trường hợp, Google có thể cá nhân hóa lịch sử tìm kiếm gần đây, nó sẽ là thông tin quan trọng để Google đề xuất những kết quả liên quan nhất với lịch sử tìm kiếm.

Và Google tìm kiếm bao gồm cả một số tính năng cá nhân hóa, khi bạn tìm kiếm gần đây, thì Google sẽ trả về kết quả liên quan đến vị trí mà bạn đang đứng.

Các hệ thống được thiết kế nhằm hiểu về sở thích của bạn, nhưng không thiết kế để suy ra các đặc điểm nhạy cảm như: chủng tộc, tôn giáo, đảng phái.

6. Xây dựng kết quả hữu ích

Để giúp cho người dùng tìm kiếm một cách nhanh chóng, Google sẽ cung cấp kết quả ở nhiều định dạng khác nhau. Có thể ở dạng: bản đồ, hình ảnh, video,… và Google đang không ngừng để đa dạng hóa các thông tin.

Google-da-dang-hoa-ket-qua-hien-thi

Google đa dạng hóa kết quả hiển thị

Thử nghiệm của Google cho thấy rằng người dùng muốn có được câu trả lời nhanh nhất cho truy vấn của họ. Google cũng đang thay đổi và tiến bộ hơn trong việc cung cấp các câu trả lời phù hợp nhất, nhanh nhất và định dạng phù hợp nhất.

7. Đáp ứng các trang web thay đổi từng ngày

Website thay đổi từng ngày, và hàng trăm website phát triển mỗi giây, và điều này thể hiện rõ về số lượng kết quả tìm kiếm trả về.

Vì thế mà Google liên tục cập nhật website, để chỉ mục các trang có nội dung mới. Tùy thuộc vào truy vấn, một số trang web có sự thay đổi nhanh chóng trong khi các trang web khác lại ổn định hơn. Ví dụ như vào Google tìm kiếm “tình hình dự báo thời tiết” thay đổi liên tục, thì tìm kiếm “nhân vật lịch sử” thì nó sẽ ổn định cả năm trời..

3. Cách điều hướng của Google Spider?

1. Google Spider hoạt động như thế nào?

Google Spider hoạt động như thế nào hay Con bọ tìm kiếm của Google có thể:

  • Crawling qua các liên kết trên các trang web đã được chỉ mục theo chỉ định của Meta name.
  • Crawling qua Add URL form.
  • Crawling qua Ip server reversed, DNS.
  • Crawling qua tìm kiếm toàn diện trên miền.
Google Spider hoạt động như thế nào

2. Hoạt động chủ động của Spider

Thường thì, Cơ chế hoạt động của con bọ tìm kiếm là di chuyển trên mạng internet một cách không gây ồn ào. Mặc dù Spider Google là một phần mềm của Google, nhưng chúng ta thường hình dung nó như một con robot. Cơ chế hoạt động của con bọ tìm kiếm là di chuyển từ một liên kết đến liên kết khác, tức là “bò” qua tất cả các liên kết mà nó gặp phải.

Trừ khi bạn sử dụng tệp robot.txt để “kiểm soát” Spider Google hoặc sử dụng thẻ nofollow để ngăn nó lập chỉ mục một liên kết cụ thể. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn sử dụng thẻ nofollow, bạn vẫn không thể ngăn Spider Google “bò” tới link đó, mà chỉ có thể làm nó “ghi nhớ” link đó. Nếu bạn thực sự muốn Spider Google không lập chỉ mục link đó, bạn cần sử dụng thẻ rel=”noindex”.

Tóm tắt: Cách hoạt động của Google Spider là “bò” tới tất cả các link mà nó gặp phải và ghi nhớ nội dung của các trang web để chuyển về trung tâm dữ liệu, trừ khi bạn sử dụng thẻ nofollow hoặc noindex.

Hoạt động chủ động của Spider

3. Hoạt động thụ động của Spider

Bạn có thể “ra lệnh” cho Spider Google không? Câu trả lời là có, nhưng có một hạn chế. Mặc dù có cách để “ra lệnh”, nhưng không chắc chắn Spider sẽ tuân thủ hoàn toàn. Tuy nhiên, có thể nói rằng họ tuân thủ khoảng 90%.

  • Mức độ ra lệnh nhẹ nhất là có nhiều backlink. Spider di chuyển theo link, vì vậy bạn cần có các liên kết đến website của bạn để nó “trèo lên” và tìm kiếm trang web của bạn.
  • Mức độ thứ hai là thông báo cho Google biết về việc bạn có link mới (nội dung mới) bằng cách ping tới Google.

Ping là viết tắt của Packet Internet Grouper (Groper), là một công cụ được sử dụng trong mạng máy tính trên các mạng TCP/IP (ví dụ: Internet) để kiểm tra khả năng kết nối tới một máy chủ cụ thể và ước lượng thời gian trễ để gửi gói dữ liệu cũng như tỷ lệ gói dữ liệu có thể bị mất giữa hai máy tính. Công cụ này thực hiện nhiệm vụ này bằng cách gửi một số gói tin ICMP đến máy chủ và lắng nghe phản hồi.

Một cách đơn giản, ping có nghĩa là một người (A) đứng ở một nơi và hét lên “anh có nghe tôi nói gì không”, nếu người khác (B) nghe thấy, B sẽ hét lại “có, tôi nghe thấy”. A là liên kết mới của bạn, B là Google. Khi ping, Google sẽ biết về sự tồn tại của A và sẽ ra lệnh cho một Spider đến thu thập dữ liệu.

  • Mức độ thứ ba là Google Webmaster Tools. Bạn chỉ cần trở thành một con nhện và đi theo các liên kết trong 3 chữ “Google Webmaster Tools” để xem nội dung.
  • Mức độ cao nhất là gửi yêu cầu cho Google. Điều kiện là bạn phải có tài khoản Google Webmaster Tools, 

Trong quá trình SEO, hãy xem Spider như một thực thể và cố gắng tạo ra các liên kết thông minh để “điều hướng Google Bot”. Nếu bạn điều hướng tốt, chỉ việc này cũng có thể giúp trang web của bạn đạt thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm của Google.